Hình ảnh các biểu tượng của các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Twitter và Instagram được hiển thị trên một nàm hình của điện thoại di động. Ảnh: EMPICS Entertainment

 

 

 

Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Vương quốc Anh được cho là bắt đầu từ một tin đồn sai sự thật sau vụ ba cô gái bị đâm chết tại một lớp học nhảy. Nguồn gốc của những lời cáo buộc vẫn đang được điều tra, với việc các nhà chức trách đang phải vật lộn để xác định ai là người đứng sau vụ việc.

"Đám đông phải giải tán ngay lập tức vì hành động mạnh sẽ được sử dụng để đối phó những cá nhân hung hăng ngay sau đây. Không có thêm cảnh báo nào khác sau thông báo này."

 

Căng thẳng âm ỉ đang bùng phát ở Vương quốc Anh, sau khi những tin đồn sai sự thật lan truyền trên mạng rằng thanh niên bị cáo buộc đâm chết ba cô gái trẻ tại một lớp học nhảy là người Hồi giáo và là người nhập cư.

 

Cảnh sát cho biết nhiều hành động trong số này được tổ chức bởi các nhóm cực hữu giấu mặt, những người đang sử dụng mạng để thu hút sự ủng hộ.

 

 

Steve Rotheram, Thị trưởng được bầu của Khu vực thành phố Liverpool, giải thích, "Hiển nhiên vào hôm thứ Ba, đã có những người đi xe bus từ khắp cả nước đến, chúng tôi biết điều này vì chúng tôi đã nhìn thấy lượng xe di chuyển. Việc tập hợp này vượt xa những thanh thiếu niên địa phương, nó bị kích động bởi phương tiện truyền thông xã hội, bởi sự truyền tải rằng 'Chúng ta hãy tụ họp lại' và tất cả những điều đó cho rằng chuyện này có cớ để quậy và họ cố tình kích động gây rối ở khu vực này. Và, như quý vị biết, tôi là đại biểu quốc hội của khu vực này và tôi rất, rất ủng hộ người dân và cộng đồng, nhưng đây là cộng đồng gây ra đau khổ cho cộng đồng."

 

 

Marc Owen Jones là Phó Giáo sư tại Đại học Northwestern ở Qatar giải thích về cách thông tin sai lệch bắt đầu và lan truyền.

"Cách nó diễn ra là bắt đầu từ những tài khoản vô danh ít người theo dõi theo kiểu những người bình thường vô hại và họ đặt câu hỏi ... và sau đó trả lời trong những tài khoản có ảnh hưởng hơn, và tạo ra các tin đồn hay bàn tán và sau đó để chó các cuộc bàn tán đó sẽ lan tràn."

 

Thông tin sai lệch đưa những tin tức không chứng cứ, sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận vì mục đích xấu.

 

Một khi đã lan truyền, gần như không thể làm chậm lại hoặc kiểm soát được trong một thế giới kết nối kỹ thuật số.

 

Giáo sư Terry Flews của Đại học Sydney giải thích.

"Khó để kiểm soát vì không thể nhìn toàn cảnh về cái mà chúng ta gọi là internet... Giả sử nội dung tiếng Trung được lưu hành qua WeChat, nó sẽ chỉ thực sự thu hút sự chú ý của cộng đồng nói tiếng Trung."

 

Thông tin sai lệch không chỉ giới hạn ở sự cố vừa rồi ở Anh.

 

Tuần này, Liên Hợp Quốc cũng đã chỉ trích các công ty nhiên liệu hóa thạch, cáo buộc họ tiến hành một chiến dịch thông tin sai lệch quy mô lớn mục đích để khiến các quốc gia chậm lại quá trình áp dụng năng lượng tái tạo.

 

Việc đấu tranh với vấn đề này phụ thuộc vào sự hợp tác của chính phủ các nước chủ quản và các công ty trực thuộc.

 

Cho đến nay, ít có chính phủ nào thành công.

 

Tại Úc, chính phủ liên bang vẫn đang hy vọng trong năm nay sẽ ban hành dự luật chống tin giả và thông tin sai lệch.

 

Giáo sư cho biết ngày càng nhiều lời kêu gọi về việc đòi hỏi các công ty truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm nhiều hơn - nhưng nói thì nói vậy mà vẫn chưa làm được.

"Hiện nay nếu các công ty không cảm thấy họ có nghĩa vụ xã hội với vấn đề đó thì sẽ rất khó cho Chính phủ hành động trong không gian như vậy"

 

Người ta cho rằng tại bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm triệu tài khoản và website giả mạo trên các nền tảng truyền thông xã hội.

 

Và với gần một nửa dân số toàn cầu dự kiến sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử năm nay, khả năng bị xâm nhập là rất cao.

 

Phân tích mới từ Trung tâm Chống lại Sự thù ghét Kỹ thuật số cho thấy các bài đăng từ chủ sở hữu X Elon Musk có chứa các tuyên bố sai lệch về cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm nay đã được xem 1,2 tỷ lần.

"Đã có sự trở lại của một loại chiến tranh lạnh trên mặt trận tuyên truyền chính trị diễn ra trên toàn thế giới, điều mà các tác nhân nhà nước quốc gia cần chuẩn bị để can thiệp vào môi trường truyền thông xã hội này, không chỉ vì lợi ích của quốc gia họ mà còn để thúc đẩy các chương trình nghị sự cụ thể."