Ảnh: Pixabay
Quyết định này được xem là đã giáng một đòn mạnh vào WHO…
Bộ Y tế Pháp hôm 17/9 cho biết, đối với dự án vắc-xin toàn cầu (gọi tắt là COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, Pháp có thể cung cấp kinh phí, nhưng sẽ không mua loại vắc-xin này. Nguồn tin nội bộ chính phủ Đức hôm 18/9 nói với Reuters rằng Đức cũng sẽ không mua vắc-xin này.
Trong thời gian virus viêm phổi Vũ Hán, còn được gọi là Covid-19 bùng phát, WHO đã bị cho là có thông đồng với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh khiến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ cho đến cả thế giới đều cảm thấy thất vọng và tức giận, khiến uy tín của tổ chức này đã bị giảm sút đáng kể, theo Soundofhope.
Reuters đưa tin, Pháp sẽ không mua loại vắc-xin do WHO điều chế, mà sẽ đảm bảo việc tiêm phòng thông qua một kế hoạch chung do Liên minh châu Âu sắp xếp. Quyết định của Pháp đã giáng một đòn mạnh vào WHO, vì quyết định của một nước lớn ở châu Âu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nước khác.
Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng, kế hoạch này nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu, điều chế và có được cơ hội công bằng trong xét nghiệm và điều trị Covid-19 bằng vắc-xin, qua đó đoàn kết chính phủ các nước trên thế giới, hình thành chiến lược chung ứng phó đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Tổng giám đốc tổ chức WHO Tedros Ghebreyesus cho biết hiện tại đã có hơn 170 quốc gia đã tham gia dự án, trong đó có 92 quốc gia thu nhập thấp đang tìm kiếm sự hỗ trợ, và khoảng 80 quốc gia thu nhập cao đã bày tỏ sự quan tâm đối với dự án này.
Tổ chức Y tế Thế giới ấn định ngày 18/9 vừa qua là thời hạn cuối cùng để tham gia chương trình, khoản chi trả tạm ứng đầu tiên được thực hiện trước ngày 9/10.
Trước đây, người đứng đầu của Liên minh châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên không thông qua kế hoạch của WHO để mua vắc-xin, vì nó vừa chậm lại vừa đắt. Hơn nữa, việc này không phù hợp với kế hoạch thu mua song song của EU về mặt pháp lý.
Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận mua trước vắc-xin mới với công ty dược phẩm AstraZeneca và hiện đang đàm phán với Thủ tướng Anh – Boris Johnson cùng các công ty lớn như: Sanofi – công ty dược phẩm lớn thứ năm thế giới đặt tại Paris, Pháp; Moderna – công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ và CureVac – công ty dược phẩm sinh học có trụ sở chính tại Tubingen, Đức.
AstraZeneca là một công ty dược phẩm lớn đa quốc gia Anh – Thụy Sĩ được thành lập thông qua việc sát nhập công ty dược phẩm quốc tế Astra AB của Thụy Điển và Tập đoàn Zeneca của Vương quốc Anh (Zeneca Group PLC) vào ngày 6/4/1999.
Công ty có trụ sở chính tại Cambridge, Anh và Tổng bộ nghiên cứu phát triển của nó nằm ở Södertälje, thành phố Stockholm ở Thụy Điển. Đây là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
(Theo DKN.TV)