Tổng thống nước Ai Cập và Tổng thống Tiểu các Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
QUỐC TẾ - Mất mát, thiệt hại, các vấn đề nhân quyền, chiến lược tiếp thị xanh và ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đều là những vấn đề được các nguyên thủ quốc gia quan tâm khi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP-27 năm nay tại Ai Cập tiếp diễn.
Các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia vào cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP-27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập.
Một vấn đề chính trong chương trình nghị sự năm nay là 'mất mát và thiệt hại'. Các quốc gia giàu có hơn cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo phe đối lập của Úc Peter Dutton nhấn mạnh Úc không nên bồi thường cho các nước khác.
Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Chris Bowen phát biểu với ABC rằng Úc ủng hộ cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề 'mất mát và thiệt hại' và khẳng định đó không phải là chuyện bồi thường, mà là hỗ trợ phát triển.
"Tôi rất vui vì Úc đã hỗ trợ những mất mát và thiệt hại, được đưa vào chương trình nghị sự hiện nay, liên quan đến việc bồi thường.”
“Chủ tịch sắp tới của COP, Bộ trưởng Shoukry đã nói rõ điều đó, chương trình làm rõ rằng đây không phải vấn đề bồi thường. Đây là sự hỗ trợ phát triển, làm việc với các quốc gia, tạo điều kiện hợp tác, và chúng tôi đặc biệt tập trung vào khu vực Thái Bình Dương...”
“Nhưng chúng tôi cũng bàn thảo với tư cách là những người tham gia mang tính xây dựng trong cuộc trò chuyện này. Bây giờ chúng tôi đang ở Ai Cập, tổng thống mới muốn sử dụng hội nghị COP này để tiến hành các cuộc thảo luận sâu hơn về nguồn tài chính được xác định vào năm 2024."
Ông nói rằng không có nguồn quỹ của Úc sẽ được giải ngân vào lúc này, nhưng nói rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục tại hội nghị.
Bộ trưởng Năng lượng Úc, Chris Bowen, nói “Đây là sự hỗ trợ phát triển, làm việc với các quốc gia, tạo điều kiện hợp tác, và chúng tôi đặc biệt tập trung vào khu vực Thái Bình Dương.”
Trong khi đó, Anh quốc cam kết cung cấp các khoản vay mới để hỗ trợ những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.
Hỗ trợ sẽ bao gồm lựa chọn hoãn trả nợ trong trường hợp thảm họa.
Các chi tiết khác của kế hoạch sẽ được chia sẻ tại hội nghị.
Việc Ai Cập đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh tuần này đã gây chú ý về hồ sơ nhân quyền của nước này, khi cuộc đàn áp trên diện rộng dưới thời Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi vẫn đang diễn ra.
Em gái của một nhà hoạt động nổi tiếng ở Ai Cập bị bỏ tù cho biết cô vô cùng lo lắng cho sức khỏe của anh trai mình sau khi anh tuyệt thực vào tuần này, từ chối uống nước, trùng với ngày đầu tiên của hội nghị.
Sanaa Seif, em gái út của Alaa Abdel-Fattah, cho biết cô đã tham dự COP27 ở Sharm el-Sheikh để làm sáng tỏ trường hợp của anh trai mình, cáo buộc các quan chức chính phủ làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền của đất nước.
"Tôi muốn ở đây để nhắc nhở các quan chức chính phủ rằng có một người đàn ông đang chết ở đằng kia, tất cả các ông là kẻ đồng lõa và vấy máu trên tay."
Abdel-Fattah, cũng là một công dân Anh, nổi bật với các cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ năm 2011 ở Trung Đông và ở Ai Cập đã lật đổ Tổng thống lâu năm Hosni Mubarak.
Trong khi đó, Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 đã cáo buộc Israel đánh cắp tài nguyên thiên nhiên của Palestine và hủy hoại thiên nhiên trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
"Sự chiếm đóng của Israel, thông qua các khu định cư, đang phá hủy thiên nhiên, ăn cắp tài nguyên, chôn chất thải rắn và gây nguy hiểm trên đất của chúng tôi, ăn cắp nguồn nước của chúng tôi và nhổ mọi cây cối.”
“Sự chiếm đóng của Israel, với toàn bộ hệ thống thuộc địa, bào mòn 41 tỷ đô la từ tài nguyên quốc gia của chúng ta hàng năm, làm cạn kiệt nguồn nước, gây thâm hụt lên tới 135 triệu mét khối nước hàng năm, người Palestine tiêu thụ một phần ba lượng nước mà người Israel tiêu thụ."
Thủ tướng Palestine cũng tuyên bố rằng 800.000 cây ô liu đã bị bật gốc kể từ năm 1967.
Thủ tướng Palestine nói “Sự chiếm đóng của Israel, với toàn bộ hệ thống thuộc địa, bào mòn 41 tỷ đô la từ tài nguyên quốc gia, làm cạn kiệt nguồn nước, gây thâm hụt lên tới 135 triệu mét khối nước hàng năm.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP-27, nói rằng các vấn đề do cuộc chiến ở Ukraine, một cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực toàn cầu đã cản trở khả năng tập trung vào biến đổi khí hậu của các nhà lãnh đạo thế giới.
Phát biểu qua video, ông nói, "không thể có chính sách khí hậu hiệu quả nếu không có hòa bình".
Mặc dù ông không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng ông chỉ trích các nhà lãnh đạo vì đã không mang lại thay đổi thực sự, "vẫn còn nhiều người mà biến đổi khí hậu chỉ là ngụy biện hoặc vấn đề tiếp thị."
Một số quan chức của LHQ cũng đưa ra quan điểm tương tự, cảnh báo trong một báo cáo mới rằng các công ty dầu mỏ cam kết giảm lượng khí thải xuống mức 0 cần đảm bảo họ có những kế hoạch đáng tin cậy và không chỉ đưa ra những lời hứa hão huyền.
Báo cáo đưa ra các khuyến nghị nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền thực hiện cam kết khí thải bằng 0.
Bà Catherine McKenna, trưởng nhóm gồm 17 chuyên gia cấp cao, tác giả của báo cáo.
"Lý do bạn thấy tất cả các công ty dầu khí đến các công ty sản xuất hàng tiêu dùng và ngân hàng nói rằng họ phát thải bằng không là vì điều đó tốt cho việc kinh doanh, nhưng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tuyên bố đó. Họ phải thực hiện công việc, phải minh bạch và báo cáo công khai."