Cuộc biểu tình kêu gọi dân chủ của người dân Hồng Kông hôm 15/6 (ảnh: Studio Incendo/Flickr/flickr.com/photos/studiokanu/50013869571/).

 

Hôm nay, thứ Sáu (26/6), điểm tin thế giới của chúng tôi có những tin sau:

 

 

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật mới về Hồng Kông

Hôm thứ Năm, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật tăng cường thẩm quyền cho chính phủ Mỹ trong việc trừng phạt những cá nhân vi phạm thỏa thuận Trung-Anh và đạo Luật cơ bản Hồng Kông, theo SCMP.

 

Dự luật mang tên Đạo luật Tự trị Hồng Kông (HKAA) yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ tổ chức tài chính nước ngoài nào cố tình thực hiện các “giao dịch quan trọng” với các cá nhân vi phạm, được quy định bởi Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

 

SCMP cho hay, HKAA là phản ứng của Mỹ trước kế hoạch Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông, một đạo luật mà các nhà phân tích cho rằng sẽ kết thúc thời kỳ tự trị của hòn đảo.

 

Hiện Bắc Kinh vẫn chưa công bố nội dung chi tiết của đạo luật này, nhưng nó đã được dự kiến thông qua vào ngày 30/6.

 

 

Mỹ – EU tiếp tục thảo luận về ‘chướng ngại’ Trung Quốc

Chính quyền Trump đã nhận lời mời tham gia một cuộc đối thoại mới giữa Hoa Kỳ – EU về Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết thông tin hôm thứ Năm, theo SCMP.

 

Ông Pomp Pompeo nói  “Chúng ta phải hợp tác cùng nhau để tiếp tục nhận thức đối với thách thức từ Trung Quốc, liên quan đến lợi ích của việc duy trì các xã hội tự do, sự thịnh vượng và tương lai của chúng ta”, ông Pompeo nói với các chuyên gia trong một hội nghị trực tuyến.

 

“Tôi không muốn một tương bị Đảng Cộng sản Trung Quốc định hình và tôi không mong ai trong hội nghị này muốn điều đó cả”.

 

 

Ấn Độ nhiều khả năng từ bỏ hiệp định có mặt Trung Quốc

Xung đột biên giới Trung-Ấn hôm 15/6 vừa qua có thể sẽ châm ngòi cho việc New Delhi từ bỏ đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Bắc Kinh hậu thuẫn, các nhà phân tích nhận định, theo bản tin hôm thứ Năm của SCMP.

 

Vào thứ Ba, các nhà đàm phán thương mại từ các quốc gia RCEP còn lại đã cam kết hoàn thành hiệp định vào cuối năm nay, và một lần nữa kêu gọi Ấn Độ nối lại đàm phán nhưng rất có thể New Delhi sẽ không đáp lại lời kêu gọi này.

 

“Tình hình biên giới sẽ tác động đến toàn bộ quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc”, ông Madhav Nalapat, giáo sư địa chính trị tại Học viện Giáo dục Cao cấp Ấn Độ nói. “Khi nói đến việc ký RCEP, sau ngày 15/6, thì có vẻ như là một câu hỏi quá lớn”.

 

 

Ông Trump sẽ tiếp tục vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Trong sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên hôm thứ Năm, Tổng thống Trump cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực vì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, ông Amb. Lee Soo-hyuck, Đại sứ Hàn Quốc tại Hoa Kỳ cho biết, theo Yonhap.

 

Ông Lee nói với các phóng viên  “Tổng thống Trump bày tỏ sự quan tâm và lo lắng với những diễn biến hiện tại trên Bán đảo Triều Tiên và hỏi tôi về tình hình”.

 

Ông Lee cho biết thêm rằng Tổng thống Trump đã thông qua ông gửi một thông điệp cho Seoul, tuy nhiên Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ không tiết lộ nội dung thông điệp.

 

“Tôi tin rằng [buổi lễ] là một cơ hội tuyệt vời để một lần nữa cảm nhận quyết tâm [của ông Trump] cho liên minh Hàn-Mỹ”, ông Lee nói. “Tôi tin rằng liên minh Hàn-Mỹ không thay đổi và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa”.

 

 

Thủ tướng Canada từ chối trao đổi bà Mạnh Vãn Châu

Thủ tướng Justin Trudeau, hôm thứ Năm, đã từ chối lời kêu gọi trao đổi bà Mạnh Vãn Châu, CFO của Huawei, lấy tự do cho hai công dân Canada bị Bắc Kinh cầm tù, nói rằng hành động như vậy sẽ tạo ra tiền lệ xấu và gây tổn hại cho Canada, theo Reuters.

 

Một nhóm gồm 19 chính khách Canada, bao gồm các cựu bộ trưởng và các nhà ngoại giao, trong tuần này đã viết một lá thư gửi tới ông Trudeau kêu gọi Ottawa tạm dừng các thủ tục dẫn độ Mạnh theo đề nghị từ phía Mỹ nhằm đổi lấy sự tự do cho 2 công dân Canada bị Bắc Kinh bắt giữ.

 

Tuy nhiên ông Trudeau nói rằng những chính khách này đã sai vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho hàng triệu người Canada sống và đi du lịch nước ngoài mỗi năm.

 

Ông Trudeau nói  “Chúng ta không thể cho phép áp lực chính trị hoặc bắt giữ tùy tiện các công dân Canada ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tư pháp của chúng ta”.

 

 

Bộ trưởng tài chính Mexico nhiễm virus Vũ Hán

Reuters đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Mexico Arturo Herrera, hôm thứ Năm, nói rằng kết quả thử nghiệm cho thấy ông bị dương tính với virus Vũ Hán, nhưng ông mới chỉ bị các triệu trứng “nhẹ” và sẽ tự cách ly ở nhà.

 

Tính tới thời điểm hiện tại, ông Herrera là quan chức cao cấp nhất trong chính phủ Mexico nhiễm virus Vũ Hán. Một video cho thấy, ông đã đứng cạnh Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador vào hôm thứ Hai.

 

Mexico cùng với Brazil và Chile là ba trong số những điểm nóng dịch bệnh ở khu vực Mỹ Latinh. Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng thứ Sáu, Mexico có 196.847 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 24.324 người đã tử vong