Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị trong buổi gặp Bộ trưởng ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagn tại Rome (ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đang lâm vào tình cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” khi đi tới đâu cũng bị người Hoa hải ngoại tới biểu tình mắng nhiếc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, được mệnh danh là “chiến lang quan” (nhà ngoại giao sói chiến) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang thăm 5 nước châu Âu. Ông không chỉ nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt từ nhiều chính trị gia mà còn liên tục bị chất vấn về nhân quyền ở Đại lục. Hơn thế nữa, Vương Nghị đi đến đâu cũng xuất hiện cảnh “chuột băng qua đường, người người gọi đánh” rất đáng xấu hổ.
Những người Hồng Kông lưu vong ở châu Âu, các nhà dân chủ đại lục, các nhóm người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và nhóm phản đối khác liên tục lên tiếng. Một số người hô vang: “Vương Nghị cẩu nô tài” và “Đả đảo ĐCSTQ!”
Nhiều nhóm người đã biểu tình tại các nơi Vương Nghị tới trong chuyến thăm châu Âu. Tấm băng-rôn lớn trong hình ghi “Chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc”. Ảnh: Reuters.
Theo báo cáo toàn diện của các phương tiện truyền thông, Vương Nghị đã đến thăm 5 quốc gia châu Âu gồm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức từ ngày 25/8 đến ngày 1/9.
Khi Vương Nghị đến thăm Ý trong chuyến dừng chân đầu tiên, Thủ tướng Giuseppe Conte của nước này đã từ chối gặp Vương Nghị và hai bên chỉ có một cuộc trò chuyện ngắn qua điện thoại. Bộ trưởng Ngoại giao Di Maio cho biết sau cuộc gặp với Vương Nghị rằng ông đã đề cập đến vấn đề Hồng Kông với Vương Nghị và nhấn mạnh rằng các quyền và tự do của người dân Hồng Kông phải được tôn trọng.
Trong khi Vương Nghị ở Ý, La Quán Thông (Nathan Law), nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông sống ở Anh đã đến Rome để phản đối. La Quán Thông đã gặp gỡ nhóm nghị sĩ Ý tại Rome và tổ chức một cuộc họp báo tại Rome để lên án ĐCSTQ.
La Quán Thông (Nathan Law) phản đối ĐCSTQ ở Rome (ảnh: Reuters).
Ở phía bên kia tòa nhà của Bộ Ngoại giao Ý, hàng chục học viên Pháp Luân Công địa phương đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Các biểu ngữ như “Dừng ngay cuộc đàn áp Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, và “Ngừng mổ cướp nội tạng sống” đã được treo tại hiện trường.
Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, các nghị sĩ Lucio Malan, Federico Mollicone, và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Giulio Terzi di Sant’Agata cùng đại diện của Đảng Cấp tiến Bất bạo động xuyên quốc gia Laura Harth đều lên án những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ .
Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cũng đã gặp Vương Nghị tại Rome, ông Champagne yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho hai công dân Canada bị bắt và bày tỏ sự phản đối của Canada đối với các vấn đề của Hồng Kông ở Trung Quốc .
Điểm dừng chân thứ hai trong chuyến thăm châu Âu của Vương Nghị là Hà Lan. Đại diện Hà Lan Martijn van Helvert đã đăng trên mạng xã hội rằng Vương Nghị sẽ đến để cứu vãn mối quan hệ giữa hai nước và ông này sẽ được mời ngồi vào Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện. Các chủ đề tham luận bao gồm “Đài Loan, Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc bị đàn áp ở Trung Quốc”.
Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cũng bày tỏ quan ngại về quyền tự chủ của Hồng Kông và các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Ông nói rằng việc Hồng Kông bắt giữ các nhà báo và các thành viên của Hội đồng Lập pháp, cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp bị hoãn một năm và việc Bắc Kinh thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đều đáng lo ngại. Ông cũng bày tỏ sự quan tâm về sự đàn áp tự do tôn giáo của Trung Quốc, bao gồm tình hình của người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Phật giáo Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ.
Vương Nghị đã gặp phải nhiều cuộc biểu tình ở Hà Lan. Hơn 70 người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở Hà Lan, hơn 10 người Trung Quốc bất đồng chính kiến và một số người Hồng Kông có mặt trên quảng trường trước tòa nhà Bộ Ngoại giao Hà Lan ở The Hague, bao gồm cả chi nhánh Hà Lan của Mặt trận dân tộc Trung Quốc toàn thế giới và chi nhánh Hà Lan của Hội người Duy Ngô Nhĩ toàn cầu cũng đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Có người đã dơ cao biểu ngữ “Lật đổ chế độ tham nhũng của ĐCSTQ”, “ĐCSTQ tham nhũng, người dân phải chịu khổ”, “Tự do, dân chủ lật đổ ĐCSTQ” và các biểu ngữ khác khác bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hà Lan được giơ lên: “Virus Trung cộng (còn được gọi là virus Corona mới, COVID-19)”; virus CCP”
Những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như “Vương Nghị về nước đi”, “Vương Nghị cẩu nô tài” và “Đả đảo ĐCSTQ!”.
Vương Nghị đã đến thăm Na Uy vào ngày 27 và gặp Thủ tướng Erna Solberg cùng Ngoại trưởng Ine Eriksen Søreide. Secretchina dẫn lời bà Søreide nói, khi Vương Nghị tới gặp mặt, cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ đã ở sẵn trên bàn.
Tại Na Uy, Vương Nghị cũng vấp phải sự phản đối của đám đông.
Ông này đã đến Pháp vào ngày 28. Tổng thống Pháp Macron đã gặp riêng Vương Nghị. Không chỉ giới quan sát nói rằng cuộc gặp riêng của Macron với Vương Nghị không phù hợp với nguyên tắc ngoại giao đồng cấp, mà các tổ chức Duy Ngô Nhĩ địa phương và các tổ chức bảo vệ Hồng Kông cũng đều dồn dập yêu cầu ông Macron quan tâm đến nhân quyền ở Trung Quốc.
Điểm dừng chân cuối cùng của Vương Nghị sẽ là Berlin, Đức. Trước khi ông đến, nhiều nghị sĩ Đức đã tuyên bố rằng nước này không thể nhượng bộ ĐCSTQ trong vấn đề Hồng Kông.
(Theo dkn.tv)