Ảnh: Reuters

 

 

 

 

 

Ông Trump nhập viện

 Theo Reuters,  Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến một bệnh viện quân sự để điều trị vào thứ Sáu (2/10) sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19

 

 

Khoảng 17 giờ sau thông báo ông có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV, ông Trump đã chậm rãi đi bộ từ Nhà Trắng đến chiếc trực thăng đang chờ sẵn để lên đường đến Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed, ở tiểu bang Maryland. Ông đeo khẩu trang, mặc đồ công sở và không nói chuyện với các phóng viên.

 

Ông Trump nói trong một video ngắn được đăng trên Twitter  “Tôi nghĩ rằng tôi đang rất ổn, nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ”.

 

Ông Trump sẽ làm việc trong một căn phòng đặc biệt tại bệnh viện trong vài ngày tới như một biện pháp phòng ngừa, theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany.

 

 

Ông Trump, 74 tuổi, hiện bị sốt nhẹ, theo một nguồn thạo tin. Bác sĩ Nhà Trắng Sean P. Conley cho biết ông đang được điều trị bằng thuốc REGN-COV2 của Regeneron.  Đây là một trong số các loại thuốc Covid-19 thử nghiệm có thể điều trị nhiều loại bệnh. Ông cũng bổ sung kẽm, Vitamin D, dùng famotidine, melatonin và uống aspirin hàng ngày.  Bác sĩ Conley cho biết thêm hiện ông khá “mệt mỏi nhưng tinh thần rất tốt”.

 

Ông Trump lên Twitter thông báo rằng mình vẫn ổn:

 

 

---

 

 

 

 

Chính phủ Mỹ kháng cáo phán quyết chặn lệnh cấm tải WeChat

 Theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Sáu cho biết họ đang kháng cáo một quyết định của thẩm phán trong việc ngăn chính phủ cấm Google và Apple gỡ ứng dụng nhắn tin WeChat do Trung Quốc sở hữu tại các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ gồm App Store của Apple và Google Play của Google.

 

 

Chính phủ cho biết họ đang kháng cáo quyết định sơ bộ ngày 19/9 do Thẩm phán Tòa sơ thẩm Hoa Kỳ Laurel Beeler lên Tòa án phúc thẩm vòng 9 Hoa Kỳ. 

 

 

Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cho biết lệnh cấm của bà Beeler là sai lầm khi “cho phép tiếp tục sử dụng WeChat, một ứng dụng di động mà Nhánh hành pháp đã xác định là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

 

 

 

 

Mỹ trừng phạt Belarus

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tám quan chức Belarus hôm thứ Sáu, cáo buộc họ có liên quan đến việc gian lận bầu cử Tổng thống Belarus hồi tháng 8 hoặc cuộc đàn áp bạo lực đối với các cuộc biểu tình sau đó, theo Reuters.

 

 

Động thái này diễn ra sau khi Liên minh châu Âu công bố lệnh trừng phạt đối với 40 người, bao gồm cả bộ trưởng nội vụ và người đứng đầu ủy ban bầu cử tại cuộc hội đàm thượng đỉnh khối vào đầu giờ sáng thứ Sáu.

 

 

Chính phủ của Lukashenko đã công bố các biện pháp trừng phạt đáp trả đối với các quan chức nhưng không nêu danh tính, triệu tập các đại sứ của họ tại Ba Lan và Lithuania để tham vấn và thúc đẩy cả hai nước giảm quy mô nhân viên đại sứ quán của họ ở Minsk.

 

 

Lukashenko đang phải vật lộn để chế ngự các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài gần hai tháng, đặt ra thách thức lớn nhất đối với 26 năm cầm quyền của ông. Hơn 13.000 người đã bị bắt, và các nhân vật đối lập lớn đã bị bỏ tù hoặc lưu đày.

 

 

Người dân tham dự một cuộc biểu tình của phe đối lập để bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống và phản đối lễ nhậm chức của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại Minsk, Belarus hôm 27/9 (ảnh: Reuters).

 

 

 

 

 

Armenia sẵn sàng thúc đẩy việc ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh

 

 Theo Reuters,  hôm thứ Sáu, Armenia cho biết họ sẽ làm việc với Nga, Hoa Kỳ và Pháp để gia hạn một lệnh ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh khi số người chết gia tăng vào ngày thứ sáu của cuộc chiến tranh giành khu vực ly khai ở khu vực Nam Caucasus.

 

 

Azerbaijan, quốc gia đang giao tranh với Armenia ở Nagorno-Karabakh, đã không đáp lại lời kêu gọi ngừng bắn hôm thứ Năm (1/10) của ba nước – đồng chủ tịch tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) Minsk Group, vốn đang làm trung gian trong cuộc khủng hoảng.

 

 

Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, đã bác bỏ việc tiến hành các cuộc đàm phán với Armenia về khu vực Nagorno-Karabakh vào thứ Ba (29/9), còn đồng minh của Azerbaijan là Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm cho biết ba cường quốc không nên có vai trò gì trong việc xây dựng hòa bình.

 

 

Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết: “Rõ ràng Armenia không muốn giải quyết xung đột thông qua đàm phán và đang cố gắng sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”.

 

 

Một ngôi nhà ở Agdam, Azerbaijan bị hư hại sau các cuộc pháo kích gần đây trong cuộc giao tranh ở khu vực ly khai Nagorno-Karabakh hôm 1/10 (ảnh: Reuters).

 

 

 

 

Campuchia ‘phá bỏ’ cơ sở do Mỹ xây dựng trên căn cứ hải quân 

 Theo SCMP,  Campuchia đã phá hủy một cơ sở do Mỹ xây dựng trên căn cứ hải quân lớn nhất nước này, theo những hình ảnh do một tổ chức tư vấn của Mỹ công bố hôm thứ Sáu, trong bối cảnh Washington ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc tiếp cận các căn cứ quân sự ở nước này.

 

 

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố những hình ảnh cho thấy chính phủ Campuchia hồi tháng trước đã phá dỡ một tòa nhà mà Hoa Kỳ đã xây tại Căn cứ Hải quân Ream. Căn cứ này nằm ở phía đông nam thành phố cảng Sihanoukville, vốn là trung tâm sòng bạc do Trung Quốc đầu tư và Đặc khu kinh tế do Trung Quốc điều hành.

 

 

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã yêu cầu Campuchia giải thích lý do tại sao họ từ chối đề nghị sửa chữa căn cứ quân sự, và cho biết quyết định này đã làm dấy lên đồn đoán về các kế hoạch cho phép quân đội Trung Quốc đồn trú tại đây.

 

 

Chính phủ Campuchia đã bác bỏ thông tin nói rằng Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận bí mật với Campuchia để cho phép nước này bố trí lực lượng tại Ream, đồng thời nói rằng việc cho phép các lực lượng nước ngoài đồn trú là trái với hiến pháp của Campuchia.

 

Cơ sở do Mỹ xây bị phá dỡ tại Ream hôm 1/10 (ảnh chụp màn hình Twitter).

 

(Theo dkn.tv)