Tàu bệnh viện hải quân Trung Quốc, Peace Ark. Nguồn: AAP / Martin Mejia/AP
QUỐC TẾ - Trong khi Trung Quốc sử dụng việc cho vay để ép buộc hoặc khống chế các quốc gia đối tác, Úc quyết tâm không tham gia vào hoạt động cho vay thiếu bền vững, làm giảm chủ quyền.
Chính sách tập trung vào Thái Bình Dương, khi Úc cạnh tranh để giành ảnh hưởng trong khu vực.
Nhưng chiến lược này ràng buộc các nguồn tài trợ với các giá trị của Úc.
Peace Ark là tàu bệnh viện lưu động đã ghé thăm hơn 40 quốc gia kể từ lần đầu tiên ra mắt vào năm 2008.
Peace Ark có hơn 50 bác sĩ trên tàu và hiện đang băng qua Thái Bình Dương, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí. Tàu này là một phần của lực lượng hải quân Trung Quốc, hoạt động bên ngoài Bắc Kinh.
Chính ảnh hưởng này mà chính phủ Úc đang tìm cách cạnh tranh bằng chính sách viện trợ nước ngoài mới của mình.
Ngoại trưởng Penny Wong nói “Bạn có thể đã nghe tôi nói nhiều lần trong những tháng vừa qua rằng với bối cảnh của những thách thức này, quốc gia của chúng ta phải triển khai tất cả sức mạnh của mình, tất cả các công cụ của nghệ thuật lãnh đạo để giúp định hình khu vực mà chúng ta muốn.”
Không có khoản tài trợ mới nào, thay vào đó là một quy tắc chi tiêu 4,7 tỷ đô la được phân bổ vào tháng Năm.
Bộ trưởng Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương, Pat Conroy, nói rằng không có chương trình nghị sự che giấu nào trong chính sách này.
"Chính sách dựa trên các ưu tiên của các đối tác Úc. Chúng tôi minh bạch, không mang tính giao dịch, không ràng buộc. Và chúng tôi tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy, thu hút việc làm tại địa phương và phát triển kỹ năng. Cuối cùng, mang lại một dịch vụ chất lượng cao."
Nhưng có điều kiện. Các công trình xây dựng mới phải thu hút lao động địa phương. Hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hơn ba triệu đô la đều phải cải thiện bình đẳng giới hoặc xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Pat Conroy một lần nữa:
"Chúng tôi nghĩ về vị trí dự án trên một hòn đảo để nó có thể tồn tại khi mực nước biển dâng cao và phù hợp để sử dụng trong tương lai khi chúng tôi xây trường học.”
“Chúng tôi sử dụng vít chống lốc xoáy để đảm bảo khi chúng ta chứng kiến nhiều cơn lốc xoáy có cường độ lớn hơn do biến đổi khí hậu, chúng ta không bị bay mất mái trường học vì lốc xoáy."
Ông Roland Rajah thuộc Trung tâm Phát triển Ấn Độ Dương Thái Bình Dương của Viện Lowy cho biết Úc có thể hơi quá thận trọng, trong khi Trung Quốc lại rất năng nổ.
Ông nói "Có thể có nhiều vấn đề quan liêu, có quá nhiều lo ngại rủi ro. Mặt khác, Trung Quốc không thực hiện nhiều hoạt động thẩm định với các dự án của họ, họ có thể nhanh chóng phê duyệt một dự án, nhanh chóng thực hiện một dự án, nhưng nó thường dẫn đến các vấn đề sau này.”
“Chúng tôi không muốn đi theo hướng đó, chúng tôi không muốn tham gia vào một cuộc đua lao xuống vực.”
Phát ngôn nhân về Ngoại giao phe đối lập Simon Birmingham nói rằng các điều kiện trong chính sách đối ngoại mới nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng phái:
"Hỗ trợ các dự án phát triển tồi tệ xuất hiện dưới nhiều hình thức để lại các vấn đề lâu dài cho quốc đảo Thái Bình Dương là điều mà chúng ta nên tránh xa và hiểu rõ hậu quả. Đồng thời chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ về chất lượng đầu tư của Úc."
Chính phủ đã cẩn thận tránh nêu tên Trung Quốc là tác nhân đằng sau chính sách mới, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao ám chỉ các quốc gia sử dụng tài trợ phát triển và nợ để ép buộc hoặc khống chế.
"Điều quan trọng trong thế giới quan của chúng ta là mỗi quốc gia phải có khả năng tự quyết định số phận của mình và đưa ra lựa chọn cho chính mình.”
“Đó là lý do tại sao chúng ta không tham gia vào hoạt động cho vay không bền vững làm giảm chủ quyền. Đó là lý do tại sao các mối quan hệ của chúng ta được xây dựng trên quan hệ đối tác và sự tôn trọng."
Một chiến lược nhằm mục đích giữ Úc là đối tác an ninh được các nước lựa chọn.