Một báo cáo mới cho thấy các đại dương trên thế giới đang gặp khủng hoảng khi nhiệt độ cực cao tiếp tục đe dọa sinh vật biển. Hình ảnh: AAP/Đại học Plymouth

 

Thế Giới - Một phúc trình mới cho thấy, các đại dương trên thế giới đang gặp khủng hoảng, khi nhiệt độ lên quá cao tiếp tục đe dọa sinh vật dưới biển, với những hậu quả nghiêm trọng. Cộng đồng các nhà khoa học kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của chính phủ trước thời điểm mà họ cho rằng, sẽ là thời điểm đầy thách thức đối với đại dương của chúng ta.

 

Bản phúc trình của Hội đồng Khí hậu thực hiện cho thấy, những tác động to lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu, đối với các đại dương của chúng ta.

 

Một nhóm các khoa học gia Úc và quốc tế, đã tìm thấy lượng nhiệt gây ra biến đổi khí hậu, đang được hấp thụ bởi các đại dương trên thế giới, tương đương với việc đun sôi hải cảng Sydney cứ sau tám phút.

 

Được biết phúc trình dựa trên một cuộc khảo sát của 30 chuyên gia khoa học đại dương hàng đầu, trên khắp năm châu lục.

 

Tác giả phúc trình và là giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Khí hậu, Tiến sĩ Simon Bradshaw nói rằng các đại dương của chúng ta đang gặp khó khăn nghiêm trọng.

 

Tiến sĩ Simon Bradshaw nói "Phúc trình mới của Hội đồng Khí hậu là mã hay code màu xanh của đại dương chúng ta đang gặp khủng hoảng, khi tập hợp những thông tin khoa học mới nhất về đại dương và biến đổi khí hậu".

"Việc nầy cho chúng ta thấy, đại dương của chúng ta đang gặp khó khăn rất nghiêm trọng vì biến đổi khí hậu, do đốt than đá, dầu hỏa và khí đốt".

"Chúng ta đang chứng kiến nhiệt độ đại dương cao kỷ lục và tốc độ tan băng hà nhanh chóng, gây thiệt hại to lớn cho các hệ sinh thái quan trọng, bao gồm rặng san hô Great Barrier”.

 

Trong khi đó các khoa học gia này đồng ý nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, là hành động quan trọng nhất mà các chính phủ có thể thực hiện, để giải quyết sự nóng lên của đại dương.

 

Nhà sinh thái học biển từ Đại học New South Wales, Tiến sĩ Marwan Majzoub cho biết năng lượng nhiệt dư thừa, sẽ tạo ra những tác động tàn phá đối với môi trường biển.

Tiến sĩ Marwan Majzoub nói "Tình trạng thậm chí có thể dẫn đến gần như bị xóa sổ, những gì chúng ta thực sự nhìn thấy trên mặt nước về thực vật".

"Lý do tôi nhấn mạnh đến thực vật, là vì chúng là loại thiết yếu đối với các sinh vật dưới biển, do chúng là nơi cư trú của rất nhiều động vật nhỏ hơn và ăn chúng".

"Chúng gặm cỏ và có vi khuẩn bám trên chúng, vì vậy họ cho rằng đây là thứ thiết yếu và điều này cũng áp dụng cho san hô”.

 

Được biết các khoa học gia trên khắp thế giới, ngày càng lo ngại về những thay đổi nhanh chóng và tăng cường đối với các đại dương của chúng ta.

 

Họ cảnh báo phần lớn lo lắng cho mùa hè sắp tới, là khá đúng đắn về tác động đối với rặng san hô Great Barrier, với dự báo nhiệt độ biển chưa từng có và nằm 'ngoài biểu đồ' dự kiến.

 

Tiến sĩ Marwan Majzoub nói rằng, rặng san hô Great Barrier đang cần sự giúp đỡ khẩn cấp.

"Một ví dụ ở Úc là rặng san hô Great Barrier, nếu bạn nhìn lại năm 2005 rồi so lại nó bây giờ, bạn sẽ thấy hầu hết các loài động vật hoang dã dưới nước đang bị tiêu diệt, đến mức mà bạn hầu như không thấy bất kỳ sự đa dạng nào đã thấy trước đây".

"Ý tôi là, bạn biết các loài thực vật, các loài động vật khác nhau, cũng như vi khuẩn từ thứ gì đó rất nhỏ đến thứ gì đó rất lớn”.

 

Trong khi đó Tiến sĩ Simon Bradshaw cho biết, cần có thêm hành động của chính phủ.

Tiến sĩ Simon Bradshaw nói "Chính hành động của chúng ta ngay bây giờ, trong năm nay và trong những năm quan trọng phía trước, có thể tạo nên sự khác biệt".

"Điều mà khoa học đang nói với chúng ta là, chúng ta cần giảm lượng khí thải trên toàn cầu".

"Tất nhiên ở Úc, chúng ta sẽ gặp nhau sớm nhất, trước hết là để lại nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch".

"Ngoài ra có một số biện pháp quan trọng mà chính phủ của chúng ta ở đây có thể thực hiện ngay bây giờ".

"Đầu tiên là cập nhật luật Môi trường quốc gia đã lỗi thời, mà hiện tại thậm chí không xem xét tác động đến khí hậu của các dự án mới".

"Đó là một lý do vì sao chúng ta đã thấy các dự án than và khí đốt mới được bật đèn xanh, ngay cả vào năm 2023”.

 

Trong khi đó một nữ phát ngôn viên của Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Chris Bowen cho biết, ông thừa nhận những tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu.

 

Được biết hồi đầu năm nay, chính phủ Albanese đã cải cách chính sách ‘Cơ chế tự vệ’, để giảm hơn 200 triệu tấn khí thải nhà kính đến năm 2030.

 

Thế nhưng các chuyên gia từ cộng đồng khoa học cảnh báo rằng, có thể đã quá muộn.