Bức ảnh giả mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng trên Twitter đang khiến quan hệ Bắc Kinh và Canberra trở nên xấu đi. ẢnhTwitter.

 

 

 

 

 

 

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc Trung Quốc sử dụng ảnh giả về binh sĩ Úc là "sự xuống cấp mới" trong qua n hệ giữa Bắc Kinh và Canberra.

 

 

 

 

Reuters cho biết, Cale Brown, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Sự công kích mới nhất của Trung Quốc nhắm vào Úc là một ví dụ khác về việc sử dụng thông tin sai lệch và ngoại giao thiếu kiểm soát. Đó là hành vi đạo đức giả”.

 

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp hôm 1/12 nói rằng hình ảnh mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng lên Twitter đặc biệt gây sốc và bình luận của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên là sự xúc phạm đối với các quốc gia có lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ ở Afghanistan.

 

 

Ngày 19/11, Chỉ huy trưởng Lực lượng Phòng vệ Úc, tướng Angus Campbell công bố báo cáo về vụ giết hại phi pháp 39 dân thường Afghanistan và đối xử tàn nhẫn với hai người khác. Báo cáo do thiếu tướng, thẩm phán Paul Brereton thực hiện sau hơn 4 năm điều tra.

 

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã đăng một bức ảnh cho thấy người lính đang cắt cổ một em bé, với dòng caption chỉ trích vụ bê bối của quân đội Úc.

 

 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã phản bác lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp, nói rằng Pháp đang đứng về phía “tội ác chiến tranh”.

 

 

Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng hình ảnh người lính Úc đăng trên Twitter là một "bức tranh biếm họa của một họa sĩ" và Pháp từng ủng hộ quyền được vẽ tranh biếm họa.

 

 

Thủ tướng Scott Morrison đã sử dụng WeChat - mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc - để chỉ trích hình ảnh giả. Thủ tướng Morrison cho biết Úc đang điều tra cáo buộc tội ác chiến tranh của lực lượng đặc biệt nước này ở Afghanistan, cam kết Canberra sẽ giải quyết vấn đề một cách minh bạch.

 

 

Úc cho biết 19 binh sĩ sẽ bị truy tố hình sự về tội giết các tù nhân và thường dân Afghanistan không vũ trang.

 

 

WeChat sau đó đã loại bỏ bài đăng của ông Morrison. Trong khi đó, dòng tweet của phát ngôn viên Triệu được ghim lên đầu tài khoản Twitter của ông ấy và nhận được 55,000 lượt thích. Twitter đã gắn nhãn nội dung nhạy cảm, nhưng từ chối yêu cầu xóa hình ảnh của chính phủ Úc.

 

 

Twitter bị chặn ở Trung Quốc, nhưng các nhà ngoại giao nước này vẫn thường xuyên sử dụng các tài khoản Twitter cho chiến thuật “ngoại giao chiến binh sói” trong năm nay.

 

 

Hôm 27/11, Trung Quốc đã áp thuế bán phá giá tới 200% đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc, một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp rượu vang nước này, khi Trung Quốc là thị trường lớn nhất.

(Theo zingnews.vn)