Tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc ngoài khơi Hong Kong vào tháng 7/2017.
Bộ Quốc phòng Campuchia hôm thứ Tư 4/9 nói Trung Quốc sẽ bàn giao cho Campuchia hai tàu chiến, theo hãng tin AP.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Maly Socheata cho AP biết Trung Quốc sẽ chuyển giao cho Campuchia hai tàu hộ vệ mới Type 056, sớm nhất là vào năm sau.
Loại tàu mà Trung Quốc sẽ bàn giao cùng loại với hai chiếc đã neo đậu nhiều tháng trời trong thời gian qua tại quân cảng Ream.
Bà Maly Socheata từ chối bình luận về các thông tin Trung Quốc đã lên kế hoạch chuyển giao cho Campuchia các cơ sở hạ tầng mới được mở rộng ở quân cảng Ream, bao gồm một cầu cảng mới và dài có khả năng cho những tàu chiến lớn hơn neo đậu.
Bộ Quốc phòng Campuchia hôm thứ Tư 4/9 nói Trung Quốc sẽ bàn giao cho Campuchia hai tàu chiến, theo hãng tin AP.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Maly Socheata cho AP biết Trung Quốc sẽ chuyển giao cho Campuchia hai tàu hộ vệ mới Type 056, sớm nhất là vào năm sau.
Loại tàu mà Trung Quốc sẽ bàn giao cùng loại với hai chiếc đã neo đậu nhiều tháng trời trong thời gian qua tại quân cảng Ream.
Bà Maly Socheata từ chối bình luận về các thông tin Trung Quốc đã lên kế hoạch chuyển giao cho Campuchia các cơ sở hạ tầng mới được mở rộng ở quân cảng Ream, bao gồm một cầu cảng mới và dài có khả năng cho những tàu chiến lớn hơn neo đậu.
Bà Maly cho biết giai đoạn xây dựng cuối cùng sẽ sớm được hoàn tất, theo AP.
Campuchia cũng cho biết một trong các lý do mà các tàu hộ vệ Trung Quốc neo đậu lâu tại Ream là vì Campuchia đang cân nhắc trang bị các loại tàu chiến tương tự cho lực lượng hải quân. Thêm vào đó, các tàu này còn phục vụ công tác huấn luyện.
Bà Maly nói hai tàu hộ vệ đang được chuyển cho Campuchia là Type 56C, sau khi Campuchia đề nghị Trung Quốc hỗ trợ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không bình luận chi tiết với AP về vấn đề này, ngoài câu trả lời "chúng tôi không nắm những thông tin liên quan."
Trước đó, thông tin Trung Quốc sẽ chuyển giao hai tàu chiến cho Campuchia đã được tường thuật độc quyền trên Radio Free Asia vào ngày 27/8.
Hai tàu hộ vệ của Trung Quốc xuất hiện tại Ream từ tháng 12/2023 đến 6/2024
Nguồn: BlackSky
Món quà của Trung Quốc
Căn cứ Ream nằm ngay cửa ngỏ Vịnh Thái Lan và chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam khoảng 30 km về hướng tây bắc.
Mối quan hệ quốc phòng ngày càng gắn kết giữa Campuchia và Trung Quốc đang đặt ra những báo động cho Việt Nam, đặc biệt liên quan đến căn cứ quân sự Ream.
Từ cuối năm ngoái đến giữa năm nay, hai tàu chiến của Trung Quốc, là loại Type 056 nói trên, đã neo đậu thường trực tại Ream.
Theo các thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và phân tích của BBC News Tiếng Việt dựa trên hình ảnh do công ty hình ảnh vệ tinh BlackSky cung cấp độc quyền, có bằng chứng cho thấy hai tàu này đã ở Ream ít nhất là từ đầu tháng 12/2023 đến tháng 6/2024 (với một số thời gian gián đoạn ở giữa).
Giờ đây, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Campuchia, thì có lẽ hai tàu Type 056 đã lưu lại ở Ream trong thời gian dài để phục vụ công tác huấn luyện cho thủy thủ nước này trước khi tiếp nhận và vận hành.
Tàu hộ vệ Type 056, NATO gọi là tàu hộ vệ lớp Giang Đảo, là một lớp tàu chiến cận duyên hải. Tàu do Công ty đóng tàu Hỗ Đông-Trung Hoa sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2021.
Chiếc Type 056 đầu tiên được triển khai hoạt động là vào năm 2013.
Thống kê không đầy đủ cho thấy hiện tàu lớp này đang có mặt trong các lực lượng: Hải quân Trung Quốc, Hải cảnh Trung Quốc, Hải quân Bangladesh, Hải quân Nigeria và Hải quân Algeria.
Tàu hộ vệ Type 056 dài 90 mét, rộng 11,14 mét, có lượng giãn nước 1.500 tấn và tốc độ 25 hải lý/giờ (46km/h). Tàu có thủy thủ đoàn 78 người, tầm hoạt động 3.500 hải lý (6.500km).
Tàu trang bị hải pháo 76mm (AK-176), cùng với tên lửa chống hạm YJ-83, tên lửa phòng không FL-3000N, ống phóng ngư lôi và hệ thống ra đa, điện tử hiện đại.
Tàu có bãi đáp cho trực thăng.
Tất nhiên là tùy theo phiên bản và yêu cầu nhiệm vụ mà tàu có thể được tùy chỉnh, nên các trang bị và thông số ở trên có thể thay đổi. Ví dụ phiên bản dành cho Hải quân Bangladesh có độ giãn nước 1.330 tấn, trong khi phiên bản dành cho Hải quân Nigeria có độ giãn nước tới 1.800 tấn.
Tàu hộ vệ Type 056A Đồng Lăng có tên lửa dẫn đường
Điểm nóng mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
Chụp lại hình ảnh,Mối quan hệ quốc phòng ngày càng gắn kết giữa Campuchia và Trung Quốc đang đặt ra những báo động cho Việt Nam, đặc biệt liên quan đến căn cứ quân sự Ream. Ảnh vệ tinh căn cứ Ream vào ngày 8/5/2024. Ảnh vệ tinh căn cứ ReamNGUỒN HÌNH ẢNH,PLANET LABS
Điều 53 Hiến pháp Campuchia cấm việc cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia.
Điều 55 của Hiến pháp nêu sẽ không có bất kỳ hiệp ước và thỏa thuận nào mà không bảo đảm độc lập, chủ quyền, tính toàn vẹn lãnh thổ, tính trung lập và thống nhất quốc gia của Vương quốc Campuchia.
Cựu Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet luôn bác bỏ việc cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia.
Ông Euan Graham, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao từ Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute), đánh giá với AP:
Ông nói, "Đây là một bước đi khá thông minh, cho phép Campuchia duy trì lập trường không đi ngược lại với hiến pháp về việc cấm lập một căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ. Và Trung Quốc cũng không thiếu tàu chiến để tặng."
Ông Graham nói thêm với AP, "Tôi cho rằng Trung Quốc có thể duy trì thủy thủ đoàn trên tàu sau khi chuyển giao. Thắc mắc thật sự hiện nay là liệu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể tiếp cận ở mức độ nào đối với Ream và liệu có phải là được tiếp cận độc quyền hay không."
Trung Quốc đã điều tàu huấn luyện Thích Kế Quang (Qijiguang) đến Campuchia để tham gia huấn luyện quân sự vào tháng 5/2024
Khả năng tiếp cận một căn cứ tại Vịnh Thái Lan sẽ mang lại một lợi thế chiến lược cho Trung Quốc khi xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông.
Eo biển Malacca dài 900 km là một tuyến hàng hải quan trọng nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương trong hải trình Á-Âu. Đây được xem có một "điểm nghẽn" với chiều rộng chỗ hẹp nhất là 2,7 km, khiến tàu chiến qua đây phải cảnh giác cao độ. Việc có một căn cứ quân sự tại Ream, cách không xa eo biển Malacca, để tiếp tế nhiên liệu, đạn dược sẽ mang lại lợi thế chiến lược quan trọng.
Do đó, khả năng Trung Quốc nắm độc quyền tiếp cận Ream đã khiến quan chức Mỹ quan ngại trong những năm qua.
Trong một bài viết được đăng trên Nikkei Asia vào ngày 2/9, ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao từ Rand Corporation, đánh giá kênh đào Phù Nam Techo và căn cứ hải quân Ream là hai điểm chính cho thấy Vịnh Thái Lan có thể bị chú ý hơn trong cạnh tranh giữa hai siêu cường và Mỹ và Trung Quốc.
Ông Derek Grossman nhận định trên Nikkei Asia, "Ngày nay Trung Quốc đã có sự hiện diện quân sự tại Vịnh Thái Lan và các dự án trong tương lai có thể khiến tình hình trở nên phức tạp hơn, mang lại những lợi thế địa chính trị chiến lược [cho Trung Quốc] trước Mỹ và các nước láng giềng của Bắc Kinh."
(BBC Việt ngữ)