(Ảnh: Reuters)

 

 

 

 

 

Mỹ ký hiệp ước quân sự với Ấn Độ chống Trung Quốc

 Theo Reuters,  Mỹ và Ấn Độ đã ký kết một hiệp ước chia sẻ dữ liệu vệ tinh và bản đồ nhạy cảm hôm thứ Ba khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về mối đe dọa từ một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

 

 

Cũng góp mặt trong chuyến thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hiệp ước quốc phòng mới – Hiệp định Trao đổi và Hợp tác Cơ bản về Hợp tác Không gian Địa lý – là một “cột mốc quan trọng” nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa quân đội hai nước.

 

 

Ông Esper nói thêm, Mỹ có kế hoạch bán thêm máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cho Ấn Độ. Hiệp định này sẽ cho phép Ấn Độ tiếp cận với một loạt dữ liệu địa hình, hàng hải và hàng không quan trọng giúp tên lửa và máy bay không người lái được trang bị vũ trang nhắm trúng mục tiêu. 

 

 

Theo một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ, hiệp ước cũng sẽ cho phép Mỹ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ bán cho Ấn Độ.

 

 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tham dự một cuộc họp báo chung tại New Delhi, Ấn Độ, hôm thứ Ba (27/10).

 

 

 

 

Thủ tướng Thái thề không từ chức bất chấp biểu tình

 Theo Reuters, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của các đảng phái đối lập tại một phiên họp quốc hội mà ông đã thiết lập để thảo luận về các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng yêu cầu ông từ chức và cải cách chế độ quân chủ.

 

 

“Tôi sẽ không trốn chạy khỏi các vấn đề. Tôi sẽ không rời bỏ nhiệm vụ của mình bằng cách từ chức vào thời điểm đất nước đang gặp khó khăn”, ông tuyên bố.

 

 

Các cuộc biểu tình đã khiến hàng chục nghìn người xuống đường kể từ giữa tháng 7 và đã trở thành thách thức lớn nhất trong nhiều năm nay đối với một chính quyền bấy lâu nay nằm trong sự thống trị của quân đội. 

 

 

Cung điện của Vua Maha Vajiralongkorn không đưa ra bình luận nào kể từ thời điểm bắt đầu các cuộc biểu tình chỉ trích chế độ quân chủ.

 

 

Các thành viên đối lập trong quốc hội Thái Lan đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth ngừng trốn tránh sau những lời tuyên bố trung thành với chế độ quân chủ và hãy từ chức. Những người chỉ trích ông cho biết ông đã thiết kế các cuộc bầu cử năm ngoái nhằm duy trì quyền lực ông đã có được từ năm 2014. Ông phản bác rằng các lá phiếu bầu là công bằng.

 

 

 

 

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham dự một phiên họp quốc hội đặc biệt để thảo luận về tình hình chính trị hiện tại và các cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan hôm thứ Hai (26/10).

 

 

 

 

 

Bỉ trở thành quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán cao nhất Châu Âu

 Theo Reuters,  Chính phủ Bỉ sẽ triệu tập vào thứ Sáu tới để quyết định triển khai đợt đóng cửa quốc gia tiềm năng lần thứ hai, sau khi tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán đạt mức kỷ lục mỗi ca trên 100,000 công dân.

 

 

Quốc gia có 11 triệu dân này ghi nhận 1,390 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán trên 100,000 cư dân trong vòng hai tuần trở lại đây, theo dữ liệu ngày hôm qua từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu.

 

 

Các ca lây nhiễm mới hàng ngày ở Bỉ, nơi đặt trụ sở chính của Liên minh châu  Âu và NATO, đạt mức cao nhất với hơn 18,000 ca vào ngày 20/10, gần gấp 10 lần so với mức cao nhất của làn sóng đại dịch thứ nhất vào mùa xuân.

 

 

Số lượng bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang gia tăng gấp đôi cứ sau 8 ngày, tiềm ẩn nguy cơ hết giường bệnh.

 

 

 

Cảnh sát tuần tra Quảng trường Grand ở thủ đô Brussels của Bỉ trong thời gian diễn ra lệnh giới nghiêm ban đêm do chính phủ Bỉ áp đặt khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn tiếp diễn hôm 20/10.

 

 

 

 

Nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa kêu gọi chỉ định luật sư đặc biệt điều tra con trai Biden

 Theo The Epoch Times,  một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang kêu gọi chỉ định một luật sư đặc biệt để điều tra con trai ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden – Hunter Biden – về những cáo buộc xung quanh các giao dịch mờ ám của gia đình vị cựu phó tổng thống này ở nước ngoài

 

 

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley cho biết cần chỉ định một luật sư đặc biệt để điều tra  vụ việc bất kể Tổng thống Trump có tái đắc cử hay không. 

 

 

Trao đổi với tờ Washington Examiner, ông Hawley nói:

“Tôi khẳng định rằng vụ việc nên được điều tra, và tôi nghĩ rằng cần chỉ định một luật sư đặc biệt. Điểm mấu chốt của là tôi nghĩ rằng cuộc điều tra cần được tiếp tục không bị gián đoạn. Nếu cần một luật sư để làm điều đó, thì hãy làm như vậy”.

 

 

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, Chuck Grassley, một dân biểu Đảng Cộng hòa, cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ cần vào cuộc. Ông cho hay:

 

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có đủ bằng chứng về mọi thứ tồi tệ mà họ đã làm, và tôi nghĩ những gì chúng ta cần là FBI và Bộ Tư pháp thực hiện công việc của họ. Tôi đã nghiên cứu vụ này đủ lâu. Không cần đến một luật sư đặc biệt đâu. Chỉ cần tiến hành theo quy trình bình thường là đủ”.

 

 

 

 

 

 

Microsoft và các hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ đóng góp tài chính lớn cho chiến dịch Biden

 Theo The Epoch Times, OpenSecrets, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi dòng luân chuyển tài chính trong hồ sơ chính trị và chiến dịch của các  ứng viên tổng thống, đã công bố số liệu cho thấy các tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ đã đóng góp tài chính khổng lồ cho chiến dịch Biden trong kỳ bầu cử này.

 

 

Năm hãng công nghệ đóng góp hàng đầu cho ủy ban ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden gồm Alphabet (công ty mẹ của Google) đứng thứ nhất, tiếp đến là Microsoft, đứng thứ tư; rồi đến Amazon đứng thứ năm. Alphabet đóng góp lên đến 1,9 triệu đô-la cho ủy ban, Microsoft đóng góp gần 1 triệu đô-la và Amazon đóng góp hơn 900,000 đô-la.

 

 

Các công ty công nghệ lớn khác lọt danh sách các nhà tài trợ hàng đầu cho kỳ bầu cử 2020 gồm hai gã khổng lồ Facebook và Apple. Đặc biệt, so với các công ty khác, Microsoft đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ chiến dịch của Biden. 

 

 

Các giám đốc điều hành cấp cao của Microsoft đã quyên góp cho chiến dịch Biden trong thời gian bầu cử sơ bộ nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ lớn nào khác, theo dữ liệu từ Dự án Revolving Door, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách Mỹ (CERP).

 

 

 

 

 

Lượng lớn cử tri không thuộc đảng Cộng hòa, mới đi bầu lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc vận động tranh cử của TT Trump

 Theo The Epoch Times, Chủ tịch Đảng Cộng hòa, Ronna McDaniel, cho biết  dữ liệu bầu cử cho thấy số cử tri ủng hộ Tổng thống Trump đang mở rộng và không chỉ giới hạn ở các cử tri Đảng Cộng hòa hoặc những người đã bỏ phiếu cho ông vào năm 2016.

 

 

Tại cuộc vận động tranh cử hôm thứ ba của TT Trump ở Martinsburg, bang Pennsylvania hôm thứ Hai, có 11.593 người tham dự, 14,1% trong số đó không phải cử tri Đảng Cộng hòa và 21,6% trong số đó không bỏ phiếu vào năm 2016. 

 

 

Tại một cuộc vận động tranh cử khác ở Lititz, Pennsylvania cũng vào hôm thứ Hai, có 18.894 người tham dự, 22,2 phần trăm trong số đó không phải là cử tri Đảng Cộng hòa đã đăng ký tham gia trước đó và 20,8 phần trăm trong số đó không bỏ phiếu vào năm 2016. 

 

 

Đầu hôm thứ Hai, tại cuộc vận động đầu tiên của TT Trump ở Allentown, bang Pennsylvania, có 13.331 người tham dự, 23,8 phần trăm trong số đó không phải là cử tri Đảng Cộng hòa và 21,9 phần trăm trong số đó đã không bỏ phiếu vào năm 2016, theo thông tin thu thập được từ những người đăng ký tham gia sự kiện.

 

 

Được biết, TT Trump sẽ tổ chức các sự kiện vận động cử tri liên tiếp tại các bang Ohio, Michigan, Wisconsin, Nebraska, Arizona và Florida.

(Theo dkn.tv)