Theo dự luật mới, TikTok sẽ bị chặn khỏi các cửa hàng ứng dụng và nền tảng lưu trữ web tại Mỹ nếu ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này.

 

 

 

HOA KỲ - Theo dự luật mới, TikTok sẽ bị chặn khỏi các cửa hàng ứng dụng và nền tảng lưu trữ web tại Mỹ nếu ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này.

 

Theo dự luật mới, TikTok sẽ bị chặn khỏi các cửa hàng ứng dụng và nền tảng lưu trữ web tại Mỹ nếu ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này.

 

Ngày 5/3, một nhóm nghị sỹ lưỡng đảng của Mỹ đã đưa ra dự luật mới. Theo đó, họ xem TikTok là một ứng dụng dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ.

 

Theo đề xuất của dự thảo luật, nếu được chấp thuận, ByteDance - công ty mẹ của TikTok sẽ phải bán phần kinh doanh của TikTok ở Mỹ cho một công ty khác trong vòng 165 ngày để tránh khả năng bị cấm hoạt động tại Hoa Kỳ. Nếu không, ứng dụng này sẽ bị chặn khỏi các cửa hàng ứng dụng và nền tảng lưu trữ web ở quốc gia này. Dự kiến, lần bỏ phiếu đầu tiên đối với dự luật này sẽ diễn ra vào ngày 7/3.

 

Dự thảo luật mới cũng sẽ đòi hỏi TikTok và các ứng dụng khác cần phải cho phép người dùng truy cập và chuyển dữ liệu cá nhân của họ theo định dạng có thể dễ dàng chuyển sang các ứng dụng cạnh tranh khác, để họ có thể tiếp tục hoạt động trên mạng xã hội hoặc tạo nội dung trên các nền tảng khác. Hơn nữa, nếu dự thảo luật này được thông qua, nó có thể sẽ là cơ sở pháp lý cho Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định cấm các ứng dụng khác vì những rủi ro đối với an ninh quốc gia.

 

Đáp lại thông tin trên, một người phát ngôn của TikTok nhận định dự luật này rõ ràng là một lệnh cấm đối với TikTok, đồng thời cho rằng nó sẽ gây tổn hại đến quyền lợi của 170 triệu người Mỹ và khiến 5 triệu doanh nghiệp nhỏ không còn nền tảng mà họ dựa vào đó để phát triển và tạo ra việc làm.

 

 

 

Hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang sử dụng TikTok

 

 

Mối lo ngại về khả năng TikTok được sử dụng như một công cụ thu thập dữ liệu cá nhân đe dọa an ninh quốc gia đã dẫn đến việc nhiều bang cùng với tất cả cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cấm nhân viên cài đặt ứng dụng này trên điện thoại sử dụng cho công việc.

 

Yêu cầu để ByteDance phải bán TikTok cho một chủ sở hữu không phải là Trung Quốc không phải là ý tưởng mới, vì trước đây cựu Tổng thống Donald Trump cũng đã từng yêu cầu một điều tương tự. Năm 2020, Trump đã gây áp lực để TikTok phải tách khỏi ByteDance.

 

Năm ngoái, Tổng thống Joe Biden cũng có ý định thực hiện hành động tương tự, nhưng không thành công. Riêng Bang Montana đã cố gắng cấm ứng dụng này trên toàn bang, tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị tòa án bác bỏ vì vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dùng TikTok.

 

Trong khi đó, mặc dù có những lo ngại từ phía nhà lập pháp và cơ quan hành pháp, người dùng Mỹ dường như không mấy quan tâm, bởi TikTok vẫn đang là mạng xã hội có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất tại Mỹ trong tháng 1/2024 theo báo cáo của Pew Research Center. Còn mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại quốc gia này vẫn là YouTube.