Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chỉnh lại kính râm trong triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế MAKS-2005 ở Zhukovsky, cách Moscow khoảng 50 km, ngày 16/8/2005. (Ảnh Getty Images)

 

 

 

Người Mỹ muốn một Ukraine tự trị để tồn tại. Họ hy vọng phương Tây có thể ngăn chặn sự siết chặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với cả Ukraine và NATO. Đối thủ của ông Putin - Donald J.Trump, đã rời đi. Nga ôm mộng rằng những tháng năm êm ấm của chính quyền Obama-Biden một lần nữa sẽ quay trở lại. Thế nhưng năm 2014, ông Putin phải gồng mình để đối phó với những người anh em 'từng thân thiết'.

 

Tuy nhiên, người Mỹ lại không muốn quân đội của mình phiêu lưu khắp thế giới, trở thành sân sau của châu Âu và đối đầu với Nga, chỉ để đảm bảo một nước Ukraine độc lập.

 

Hầu hết người Mỹ đều phản đối quan điểm cho rằng, Nga có thể đơn giản quyết định vận mệnh của một Ukraine bé nhỏ.

 

Tuy nhiên, người Mỹ cũng miễn cưỡng chấp nhận rằng Ukraine từng là một phần lịch sử của Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một bức tranh đẫm máu đã được tô bởi màu đỏ của 5 triệu sinh mạng Nga-Ukraine trước cuộc xâm lược của Đức Quốc xã.

 

Người Mỹ không còn ngại ngùng gì nữa, đã công khai ủng hộ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia châu Mỹ đều có chung một mối lo ngại. Rằng NATO ngày nay không chỉ bất lực về mặt ngoại giao mà hiện chỉ còn là một ảo ảnh quân sự - một Liên minh các quốc gia hiện đại.

 

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các thành viên NATO hợp lại lớn gấp 7 lần Nga với tổng số dân lên đến 1 tỷ người. Ấy vậy mà cũng chẳng đủ chi phí quốc phòng và ngăn chặn những kẻ thù yếu nhược hơn của mình.

 

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên lớn thứ hai của NATO và gần với Nga hơn cả Mỹ, đã công khai bỏ phiếu chống lại Mỹ.

 

Đức là thành viên châu Âu giàu nhất NATO và là cường quốc đứng sau Liên minh châu Âu, nhưng sẽ sớm phải phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho người dân nước này.

 

Trong một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 70% người Đức bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Nga. Điều này hoàn toàn trái ngược với các cuộc thăm dò của người Mỹ.

 

Tệ hơn nữa, 60% người Đức phản đối việc viện trợ cho bất kỳ quốc gia NATO nào mỗi khi có chiến tranh. Hơn 70% người Đức coi mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ là “tồi tệ”.

 

Như vậy ta có thể tạm hiểu về một kết quả đáng quan ngại rằng, người dân Đức và Thổ Nhĩ Kỳ thích và tin tưởng Nga hơn chính người bảo trợ NATO của mình - Mỹ.

 

Họ sẽ không ủng hộ việc tham gia vào bất kỳ nỗ lực quân sự chung nào với NATO, ngay cả việc chống lại một quốc gia ở vị thế xâm lược - Nga. Cho dù người dẫn đầu là anh cả Hoa Kỳ thì kết cục cũng không có gì thay đổi.

 

Vì vậy, hai thành viên chủ chốt của NATO hoặc là sẽ thờ ơ với số phận của Ukraine hoặc sẽ thông cảm với những bất bình mà Nga đã tuyên bố — hoặc cả hai.

 

Thật vậy, hầu hết người Mỹ đều lo sợ rằng nếu Ukraine trở thành thành viên chính thức của NATO thì ông Putin có thể sẽ càng thêm háo hức trong việc kiểm soát chủ quyền của nước này.

 

Ông Putin giả định rằng, không hẳn tất cả các thành viên NATO đều sẽ can thiệp vào việc giúp đỡ một nước Ukraine bị tấn công, theo yêu cầu nghĩa vụ phòng thủ lẫn nhau của Điều 5.

 

Nếu họ không làm vậy, ông Putin có thể một mũi tên trúng hai đích. Vừa thu phục Ukraine, vừa có thể phá vỡ liên minh NATO.

 

Tình thế ngày càng trở nên phức tạp ở một quốc gia Ukraine bé nhỏ.

 

Tổng thống Joe Biden, trong những phát biểu trước công chúng đã khẳng định sự đặt cược của ông Putin về một nước Mỹ hiện đang bị chia rẽ, hỗn độn, suy yếu và kém cỏi trong đường lối lãnh đạo.

 

Ông Putin biết rằng, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tỏ ra lo lắng về “đặc quyền của người da trắng” và biến đổi khí hậu hơn là nâng cao khả năng sẵn sàng quân sự chỉ để ngăn chặn những kẻ thù như ông ta.

 

Các cuộc thăm dò cho thấy, chỉ có 45% người Mỹ tin tưởng vào một 'nền quân đội được chính trị hoá' của họ.

 

Ông Putin cũng đưa ra phỏng đoán rằng, nhờ có cuộc tháo chạy từ Afghanistan mà những kẻ thù của nước Mỹ nay đã chẳng còn kiêng nể gì nữa, đồng thời các đồng minh cũng suy giảm sự tin tưởng nhanh chóng đối với nước này.

 

Chính sách trước đó của Mỹ đã thất bại trong việc "tái thiết lập" nước Nga. Sự xoa dịu những hành động gây hấn của ông Putin dưới thời Obama, cùng với trò lừa bịp được dựng lên với cái tên "sự cấu kết của Nga", tất cả đã khiến Tổng thống Putin nổi giận.

 

Ông ấy biết một Donald Trump hai lần bị luận tội rời nhiệm sở không được yêu thích. Vì vậy, ông cho rằng khi ông Trump rời đi, sự ngăn cản của Mỹ đối với Nga theo đó cũng biến mất.

 

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đến chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào ngày 28/6/2019. (Ảnh Getty Images)

 

 

 

 

Chương trình nghị sự hiện bị từ chối của ông Trump nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Mỹ và NATO, đồng thời bơm dầu và khí đốt để làm giảm giá toàn cầu của nguồn ngoại hối chính của Nga.

 

Ông Putin đã từng rất tức giận khi ông Trump đơn phương rời bỏ một thỏa thuận tên lửa bất đối xứng giữa Mỹ và Nga. Cựu tổng thống Donald Trump đã ra lệnh sát thương bằng vũ lực đối với một lượng lớn lính đánh thuê Nga trong đợt tấn công một cơ sở của Mỹ ở Syria. Ông đã bán vũ khí tấn công cho Ukraine. Ông đã sử dụng vũ lực để tiêu diệt những tên tuổi khủng bố như: Tướng Qassem Soleimani của Iran, tổ chức Hồi giáo Abu al-Baghdadi và Tổ chức khủng bố ISIS.

 

Đối thủ của ông Putin - Donald J.Trump, đã rời đi. Nga ôm mộng rằng những tháng năm êm ấm của chính quyền Obama-Biden một lần nữa sẽ quay trở lại. Thế nhưng năm 2014, ông Putin phải gồng mình để đối phó với những người anh em 'từng thân thiết'.

 

Cuối cùng, phải kể đến vai trò đáng tiếc của các quan chức chính phủ Ukraine gần đây. Một số đã hỗ trợ đắc lực vào việc làm sáng tỏ mưu đồ trục lợi của gia đình ông Biden trong việc đảm bảo nguồn viện trợ khổng lồ ở ngoại quốc của Mỹ.

 

Một số kiều bào Ukraine và các thành viên chính phủ lâm thời đã phối hợp với phe Cánh tả ở Mỹ quốc trong công cuộc luận tội ông Trump.

 

Giờ đây, người dân Ukraine đang bực tức vì những cuộc xâm nhập trước đây của họ vào chính trường Mỹ đã phản tác dụng dưới nhiệm kỳ tổng thống thảm hại Biden — và sự chấp nhận rõ ràng trên thực tế của ông ta về một cuộc thôn tính không thể tránh khỏi của Nga.

 

Toàn bộ mớ hỗn độn này rồi sẽ đưa nước Mỹ đi tới đâu?

 

Rắc rối to.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phá hoại một quốc gia có chủ quyền, phá vỡ NATO, và nếu thành công, có thể tiếp tục mô hình siết chặt Ukraine ở các nước Baltic và những nơi khác.

 

Lúc này, Trung Quốc đang 'toạ sơn quan hổ đấu'. Có lẽ chủ tịch Tập đang mỉm cười với hy vọng bản thiết kế của Ukraine cũng có thể áp dụng với Đài Loan chăng?

 

Người Mỹ vừa bực tức, vừa lo sợ rằng ông Putin sẽ không hề nao núng trước các lệnh trừng phạt hay buôn bán vũ khí mà chỉ nghe theo ý thức tư lợi từ chi phí đến lợi ích của riêng mình.

 

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

(ntdvn.com - Theo The Epoch Times)