Ảnh chụp từ trên không cho thấy phòng thí nghiệm P4 tại Viện Vi-rút Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 17 tháng 4 năm 2020. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Sáu ngày 27/5, Thượng viện đã thông qua nghị quyết lưỡng đảng kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “khẩn cấp điều tra” nguồn gốc vi rút viêm phổi Vũ Hán, yêu cầu quyền truy cập đầy đủ và minh bạch đối với các hồ sơ về đại dịch tại Trung Quốc, nơi các thượng nghị sĩ cáo buộc “ném đá dấu tay".

 

 

 

Nghị quyết, được thượng nghị sỹ Roger Marshall và Kirsten Gillibrand đưa ra, kêu gọi một cuộc điều tra ngay lập tức, toàn diện và minh bạch, sẽ được ủy quyền bởi Đại Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan quản lý của WHO. Các nhà khoa học phải có quyền truy cập vào tất cả các hồ sơ, mẫu vật và nhân sự có liên quan ở Trung Quốc.

 

 

Nghị quyết cũng nêu rõ, cuộc điều tra phải khám phá đầy đủ tất cả các nguồn có thể gây ra đại dịch COVID-19, bao gồm cả nguồn virus trên động vật, lây truyền từ động vật sang người trong các trang trại động vật, và có thể là nguồn rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

 

 

Nghị quyết cũng yêu cầu Hoa Kỳ và các đồng minh trên toàn cầu tham gia vào cuộc điều tra nếu "Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng phương thức che đậy".

 

 

 

Khi Đại hội đồng Y tế Thế Giới triệu tập một loạt các cuộc họp trực tuyến từ ngày 24/5 đến ngày 1/6, Thượng nghị sĩ Marshall nói, ông rất phẫn nộ khi đến thời điểm này vẫn chưa thể tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về nguồn gốc của COVID-19.

 

 

 

 

 

 

Thượng nghị sĩ Roger Marshall, (R-Kan.) Phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện, ở Washington, vào ngày 3/2/2021. (Susan Walsh / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Ông Marshall nói, Hoa Kỳ phải tiến hành cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc của dịch bệnh. Ông cũng nói, trong trường hợp Trung Quốc vẫn tiếp tục không minh bạch, thì cần phải có phản ứng toàn cầu để lập kế hoạch điều tra đầy đủ, toàn diện với các đối tác có liên quan trên khắp thế giới.

 

 

Thượng nghị sĩ Marshall nói thêm: “Trung Quốc phải cung cấp cho chúng ta đầy đủ dữ liệu và phải minh bạch với thế giới. Nếu họ không làm vậy, chúng ta sẽ đấu tranh tìm đến tận cùng bí mật nguyên nhân bùng phát đại dịch này”.

 

 

Bà Gillibrand khẳng định rằng, sự cản trở cuộc điều tra nguồn gốc dịch bệnh của Bắc Kinh là hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được.

 

 

 Bà Gillibrand nói “Nghị quyết của chúng tôi chỉ rõ: Hoa Kỳ tin chắc rằng cuộc điều tra trước đó của WHO là sai sót, là chưa thoả đáng, rằng WHO phải có trách nhiệm giải trình. Tất cả các nguồn gốc tiềm ẩn của loại virus này, bao gồm cả sự cố rò rỉ từ phòng thí nghiệm, phải được điều tra đầy đủ”.

 

 

 

 

 

 

Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand (D-N.Y.) Nói chuyện với các phóng viên trên Đồi Capitol, ở Washington, vào ngày 10/3/2020. (Samuel Corum / Getty Images)

 

 

 

 

 

Nghiên cứu đầu tiên của WHO về nguồn gốc của virus Vũ Hán đã kết luận bằng một báo cáo vào tháng Ba, nói rằng virus có khả năng lây lan sang người thông qua một loài động vật không xác định, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc của virus chưa hoàn thành do các nhà nghiên cứu đã không phân tích được đầy đủ các giả thuyết khác.

 

 

Ông Ghebreyesus cho biết vào thời điểm đó, “Theo những gì WHO biết, tất cả các giả thuyết vẫn còn chưa phân định. … Chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của virus”.

 

 

Ngày 25/5, Hoa Kỳ đã thúc giục WHO khởi động một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của virus , nhấn mạnh đến sự minh bạch trong tiến trình điều tra.

 

 

“Giai đoạn 2 của quá trình nghiên cứu về nguồn gốc COVID phải đưa ra các điều mục minh bạch, dựa trên cơ sở khoa học và phải dành cho chuyên gia quốc tế quyền độc lập để đánh giá đầy đủ nguồn gốc của virus, kể cả thông tin của những ngày đầu bùng phát dịch bênh”, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, Xavier Becerra, nhấn mạnh trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74.

 

 

Hơn một chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, đã lo ngại về nghiên cứu về nguồn gốc virus giai đoạn 1 của WHO, chỉ trích việc báo cáo quá chậm trễ và Trung Quốc từ chối chia sẻ dữ liệu quan trọng.

 

 

Ngày 26/5, Tổng thống Joe Biden thông báo rằng ông đã yêu cầu Liên minh Tình báo Hoa Kỳ đánh giá thông tin chặt chẽ hơn về hai kịch bản mà ông cho là hợp lý như nhau về nguồn gốc của virus - một là tự nhiên, một là rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

 

 

Phòng thí nghiệm, tâm điểm của cuộc tranh cãi, được đặt tại Viện virus học Vũ Hán tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nó đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh nghi ngại rằng virus viêm phổi Vũ Hán có thể bắt nguồn từ đó, thay vì quan điểm chúng ‘nhảy’ từ dơi sang người.

 

 

 

 

Hình ảnh khung cảnh chung  Viện virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào ngày 3/2/2021. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Các thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Tình báo Hạ viện đã tranh luận trong một báo cáo ngày 19/5 rằng, nhiều khả năng virus đã thoát ra từ phòng thí nghiệm.

 

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa nguồn gốc của virus và phòng thí nghiệm Vũ Hán. Họ nói rằng, virus “lây truyền từ động vật tự nhiên”, rằng virus được truyền sang người từ động vật thân chủ. Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh vẫn chưa xác định được loài động vật ban đầu nào được cho là đã truyền virus sang người.

 

 

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc còn tuyên bố rằng virus có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc. Tại cuộc họp báo ngày 24/5, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc Hoa Kỳ đã thả virus từ căn cứ quân sự Fort Detrick ở Maryland.

 

 

Trước những câu hỏi về nguồn gốc của virus , Viện virus học Vũ Hán đã từ chối chia sẻ dữ liệu, nhật ký an toàn và hồ sơ phòng thí nghiệm về nghiên cứu virus Corona trên dơi.

(ntdvn.com)

(Bảo Vân - Theo The Epoch Times)