Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã được thông báo rằng cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ 10 điệp viên Trung Quốc. Hình ảnh hiển thị ảnh dữ liệu Ghani. (WAKIL KOHSAR / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Gần đây, vụ gần 2 triệu đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm nhập trong giới chính trị, kinh doanh và học thuật của thế giới phương Tây bị tiết lộ danh tính vẫn chưa lắng xuống thì ở Afghanistan, một quốc gia nhỏ bé ở nội địa châu Á, cũng đã tiết lộ thông tin bắt giữ các điệp viên Trung Quốc.

 

 

Theo bài báo của Thời báo Hindustan ngày 25/12, 10 công dân Trung Quốc đã bị Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan bắt giữ với cáo buộc hoạt động gián điệp và tổ chức khủng bố. Họ được cho là có liên quan đến cơ quan gián điệp Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. Mặc dù điệp viên Lý Dương Dương (Li Yangyang) tuyên bố rằng anh ta đang tìm kiếm thông tin về sự tồn tại có thể có của al Qaeda và người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền đông Afghanistan, nhưng có thông tin cho rằng súng, đạn dược, chất nổ, v.v. được tìm thấy trong nhà của anh ta và một điệp viên khác là Sa Hồng (Sha Hong).

 

 

Theo thông tin từ cơ quan tình báo Afghanistan, hai người này có liên quan đến "Mạng lưới Haqqani", và "Mạng lưới Haqqani" có quan hệ mật thiết với Al Qaeda và Taliban. Đây là một tổ chức chống chính phủ Afghanistan, chống NATO và chống quân đội Mỹ ở Afghanistan. Tổ chức này đã được Hoa Kỳ đưa vào danh sách "các tổ chức khủng bố".

 

 

Điều đáng chú ý là lần này chính phủ Afghanistan không những không đáp ứng yêu cầu bảo mật của ĐCSTQ mà còn lớn tiếng phơi bày hoạt động gián điệp. Điều bất ngờ hơn nữa là Tổng thống Afghanistan Ghani đã chỉ định Phó Tổng thống thứ nhất kiêm cựu Cục trưởng Cục Tình báo Afghanistan Saleh giám sát cuộc điều tra, chịu trách nhiệm đàm phán với ĐCSTQ và công khai yêu cầu Bắc Kinh gửi lời xin lỗi chính thức, thừa nhận vi phạm các quy tắc quốc tế, phản bội lòng tin của chính phủ Afghanistan. Nếu Bắc Kinh đáp ứng các yêu cầu, Afghanistan sẽ xem xét ân xá cho các điệp viên ĐCSTQ này. Ngược lại, những điệp viên này sẽ bị khởi tố hình sự tại địa phương.

 

 

Rõ ràng, các yêu cầu của Afghanistan đã đặt ĐCSTQ vào tình thế khó xử. Một mặt, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai xin lỗi, không những thể diện của họ bị tổn hại, họ còn bị kết tội thông đồng với các tổ chức khủng bố, và danh tiếng quốc tế vốn đã khét tiếng của họ sẽ càng thêm thảm hại. Mặt khác, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh không chịu xin lỗi công khai và chuyển trách nhiệm cho 10 người Trung Quốc, ngoài việc không thể dứt bỏ được ràng buộc của chính mình, họ cũng sẽ không thể bảo toàn thể diện, đồng thời cũng sẽ để cho những gián điệp phục vụ cho ĐCSTQ hiểu rõ vị trí của họ trong mắt ông chủ. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, đang cố gắng hết sức để thuyết phục Tổng thống Ghani giữ bí mật, bởi vì bí mật có không gian cho họ hoạt động, mới có thể giữ thể diện của họ.

 

 

Vậy tại sao Afghanistan lại từ chối yêu cầu giữ bí mật của ĐCSTQ? Cần phải biết rằng các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ ở Afghanistan không phải chỉ có một vụ này. Sau khi Afghanistan tham gia dự án “Vành đai - Con đường” vào năm 2016, ĐCSTQ đã hứa sẽ giúp nước này xây dựng lại nền kinh tế và cung cấp cho nước này các quỹ và dự án hỗ trợ phát triển. Đối với một ĐCSTQ như vậy, Afghanistan lẽ ra phải xử lý gián điệp một cách kín đáo phải hứa sẽ giữ bí mật, tuy nhiên, họ đã không làm như thế mà lại lựa chọn công khai, thậm chí yêu cầu ĐCSTQ xin lỗi. Có hai lý do có thể như sau.

 

 

 

 

Thứ nhất, tình hình quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là sau khi virus Vũ Hán hoành hành khắp thế giới gồm cả Hoa Kỳ và Châu Âu, thì nhận thức của thế giới về ĐCSTQ đang có những thay đổi chưa từng có, đó là: ĐCSTQ là một mối đe dọa to lớn đối với Hoa Kỳ và thế giới. Dựa trên nhận thức này, chính quyền Tổng thống Trump ở Hoa Kỳ đã liên tục tấn công các điểm quan trọng của ĐCSTQ, khiến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phải than thở rằng "Thái Sơn áp đỉnh".

 

 

Nhận thức của Hoa Kỳ và Châu Âu đương nhiên ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới. Trước sự tấn công của Hoa Kỳ, các nước đã thấy ĐCSTQ lộ rõ vẻ thảm hại, và thu hẹp đầu tư nước ngoài. Afghanistan, là nạn nhân của virus Vũ Hán, cho đến nay đã có hơn 50.000 trường hợp được xác nhận và hơn 2.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, do khả năng xét nghiệm, phát hiện hạn chế, Bộ Y tế ước tính rằng có lẽ một phần ba dân số của đất nước, tức 10 triệu người, đã bị nhiễm virus. Trong tình huống này, làm thế nào để Tổng thống Afghanistan Ghani, người đã lấy bằng tiến sĩ tại Hoa Kỳ và cam kết cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, không bị ảnh hưởng bởi nhận thức của Hoa Kỳ về ĐCSTQ? Đương nhiên, ông cũng biết rất rõ ràng về tình hình hiện tại của ĐCSTQ.

 

 

 

 

Thứ hai, hiệp định hòa bình Afghanistan khó đạt được, lý do là có bóng ma của ĐCSTQ đằng sau. Cách đây vài tháng, dưới sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Trump, Israel đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử với UAE và Bahrain, tiến trình hòa bình Trung Đông đã đạt được những tiến triển mới. Trong bối cảnh đó, và vẫn được dẫn dắt bởi Mỹ, chính phủ Afghanistan và tổ chức khủng bố Taliban cũng bắt đầu đàm phán trực tiếp lần đầu tiên vào tháng 9 năm nay để kết thúc gần 20 năm giao tranh. Sau đó, Taliban đã thả 22 binh sĩ chính phủ Afghanistan.

 

 

Mặc dù các cuộc đàm phán đã bắt đầu nhưng hai bên dường như vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận do chính quyền Kabul muốn duy trì hiến pháp hiện tại của Afghanistan còn Taliban muốn thành lập một tiểu vương quốc Hồi giáo. Do đó, trong những tháng gần đây, các hoạt động bạo lực do Taliban thực hiện vẫn xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của Afghanistan, Taliban thường mở các cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ Afghanistan, đặc biệt là ở miền Đông và miền Nam. Bất chấp những lời kêu gọi hòa bình liên tục của Ghani, Taliban đã nhiều lần từ chối.

 

 

Cách đây không lâu, vào ngày 17/12, Ghani đã mời các tay súng Taliban đàm phán tại tỉnh Kandahar, nhưng vào ngày 19/12, trong khi đang đàm phán, một vụ đánh bom khác đã xảy ra, khiến ít nhất 15 trẻ em thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương.

 

 

Taliban lấy vũ khí, bom và tiền của ở đâu? Cần biết rằng Taliban mà không có viện trợ nước ngoài thì không thể nào hoành hành như thế này được, đặc biệt là sau các hành động "chặt đầu" liên tục của Hoa Kỳ. Và những khẩu súng, đạn dược, chất nổ, v.v. được tìm thấy trong nhà của điệp viên ĐCSTQ vừa bị chính phủ Afghanistan bắt giữ có liên quan đến việc này không? Ai biết họ không hỗ trợ các tổ chức khủng bố?

 

 

 

 

 

Tướng Qassem Soleimani tham dự một cuộc họp với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và các chỉ huy Vệ binh cách mạng ở Tehran, Iran, vào ngày 18/9/2016

 

 

 

 

Trên thực tế, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác từ lâu đã biết rằng các tổ chức khủng bố bao gồm Taliban và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran có bóng ma của ĐCSTQ đứng đằng sau. Những người đã bị xử tử, bị mất chức hoặc đang tại nhiệm như Saddam Hussein của Iraq, Ben Ali của Tunisia, Gaddafi của Libya, Mubarak của Ai Cập, al-Bashir của Sudan, Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên, Castro của Cuba và cựu lãnh đạo Taliban Bin Laden và những trùm khủng bố hoặc độc tài khác, đều là những đồng minh quốc tế mà Bắc Kinh từng ủng hộ hoặc vẫn đang ủng hộ.

 

 

Năm 2001, khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ và lực lượng đặc nhiệm của đồng minh tấn công các sào huyệt của al-Qaeda, họ cũng phát hiện ra vũ khí và thiết bị quy mô lớn do ĐCSTQ sản xuất, bao gồm cả tên lửa đất đối không. Những chứng cứ khác cũng đã tiết lộ rằng, các cơ quan tình báo của ĐCSTQ đã sử dụng các công ty bình phong để giúp Bin Laden gây quỹ và rửa tiền trên các thị trường tài chính trên khắp thế giới.  Bin Laden đã nhiều lần đến Trung Quốc để điều trị và phục hồi sức khỏe, và việc ông ta ẩn náu ở Pakistan trong thời gian dài cũng có thể là kết quả của các cuộc thảo luận giữa ĐCSTQ và đồng minh Pakistan.

 

 

Sau cái chết của Bin Laden, sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của ĐCSTQ dành cho Taliban vẫn không chấm dứt. Tháng 6 năm 2019, Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận rằng đại diện của Taliban đã đến thăm Trung Quốc.

 

 

Không nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ, với tư cách là một tổ chức khủng bố, chính là kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, và mục đích của nó là chuyển hướng sự chú ý của Hoa Kỳ và giảm bớt áp lực của chính họ. Khi lực lượng Hoa Kỳ đang dần rút khỏi Afghanistan, ĐCSTQ không bao giờ mong muốn chính quyền Afghanistan sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình với Taliban, nên ĐCSTQ đã đứng đằng sau hỗ trợ Taliban về cả kinh tế và quân sự. Việc này thì chính quyền Hoa Kỳ và Afghanistan cũng đã biết rõ.

 

 

Do đó, chính quyền Afghanistan đã bắt giữ gián điệp của ĐCSTQ và công khai yêu cầu ĐCSTQ xin lỗi. Họ thực sự đang cảnh báo ĐCSTQ không nên tiếp tục hỗ trợ các tổ chức khủng bố như Taliban. Rất có thể chính quyền Afghanistan đã nhìn thấy rằng, dưới những đòn tấn công mạnh mẽ của Tổng thống Trump, ĐCSTQ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Do đó chính quyền Afghanistan đã lựa chọn thái độ cương quyết, cứng rắn. ĐCSTQ sẽ phản ứng như thế nào trước sự cứng rắn của Afghanistan?

 

 

Đại Minh

Theo Chu Hiểu Minh - Epochtimes

(ntdvn.com)