Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi (Dân chủ-California), phát biểu sau khi nhận Huân chương Khanh Vân từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại toà nhà quốc hội Đài Loan ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 03/8/2022. (Ảnh: Central News Agency/Getty Images)

 

HOA KỲ - Ít nhất có một vài kết luận mà người ta có thể rút ra từ chuyến thăm cấp nhà nước bán chính thức của bà Pelosi tới Đài Loan. Một là, rõ ràng không có giới hạn cho sự ảo tưởng của những người không nắm bắt được thực tế.  Hai là mục đích chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể còn tồi tệ hơn nhiều so với suy nghĩ của quý vị.

 

Ảo tưởng có chủ ý?

Hãy bắt đầu với những ảo tưởng tiềm ẩn của bà Pelosi. Bà ấy có tưởng tượng được rằng chuyến thăm của mình sẽ thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của Đài Loan hay không? Rất có thể.

 

Sau cùng, bà ấy đã nói với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn rằng "Chúng tôi sẽ không bỏ rơi Đài Loan".

 

Đối với một số người, điều đó có vẻ giống như một lời cam kết đối với nền độc lập của quốc đảo. Nhưng không. Trước thông báo của bà Pelosi, chính quyền ông Biden khẳng định không ủng hộ nguyện vọng đó đối với Đài Loan.

 

Vì vậy, đó là rõ ràng là một 'vũng bùn'. Chẳng lẽ mục đích của cuộc gặp là để ổn định quan hệ với Bắc Kinh?

 

Điều đó cũng không thực tế. Rất có thể, chuyến thăm của bà Pelosi đã kích động và thúc đẩy Bắc Kinh lên một tầm cao mới. Ban lãnh đạo ĐCSTQ đã coi chuyến thăm của bà Pelosi là “khiêu khích”.

 

Kích động leo thang

Và tất nhiên, chuyến thăm đã kích động leo thang. Do đó, Đài Loan hiện đã chứng kiến ​​sự hiện diện đông đảo của cả hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc trong vùng lãnh hải của mình trước và sau chuyến thăm của bà Pelosi.

 

Nhưng kết quả trước mắt là gì khi bà Pelosi đã rời khỏi đảo quốc?

 

Một kết quả là Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAF) thông báo rằng họ sẽ tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật xung quanh Đài Loan. Lực lượng này đã giữ đúng lời hứa, bắn ít nhất 11 tên lửa vào vùng biển Đài Loan, cũng như tăng tần suất vi phạm không phận của Đài Loan bằng việc điều động các máy bay chiến đấu tới vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Mức độ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã lên một cấp độ mới.

 

Có một số hàm ý khác xuất phát từ quyết định dường như mang tính cá nhân của bà Pelosi đến thăm Đài Loan. Đương nhiên, không có điều nào trong số đó là tốt.

 

Mặt tiền của sự hỗn loạn?

Ví dụ, “chuyến thăm bán chính thức nhưng không được Tổng thống  Biden ủng hộ” của bà Pelosi tới Đài Loan có thể dễ dàng được hiểu là một dấu hiệu cho thấy chính quyền ông Biden có vẻ bị chia rẽ nội bộ, thiếu sự phối hợp và thậm chí kém hiệu quả như thế nào.

 

Các nhà quan sát có thể đưa ra kết luận rõ ràng như vậy căn cứ vào những dữ kiện sau.

 

Việc rút quân khỏi Afghanistan đã gây tổn hại cực kỳ lớn cho an ninh và uy tín của Hoa Kỳ. Chỉ trong một ngày, chính quyền ông Biden đã phá hủy uy tín của Hoa Kỳ trước các đồng minh và đối thủ, để lại khoảng trống quyền lực ngay lập tức được lấp đầy bởi Nga và Trung Quốc. Cuộc rút quân cũng trang bị vũ khí cho chính những kẻ mà nước Mỹ đã chiến đấu trong suốt 20 năm qua.

 

Tiếp đến ở Ukraine, chính quyền ông Biden cũng đã thất bại trong việc ngăn chặn Nga xâm lược. Điều này đã dẫn đến một cuộc chiến tranh dữ dội, một quốc gia đang trên đà bị hủy diệt kéo theo nạn đói sắp xảy ra, cùng nhiều hệ luỵ khác.

 

Bây giờ, đối với Đài Loan và Trung Quốc, có vẻ như tổng thống Mỹ không kiểm soát được chính sách đối ngoại.

 

Điều đó thật dễ hiểu. Rốt cuộc, mặc dù cả chính quyền ông Biden và ban lãnh đạo quân sự của họ đều không chấp thuận chuyến thăm của bà Pelosi, song Chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng đã làm như vậy.

 

Làm sao chuyện này có thể xảy ra?

Làm thế nào chuyến thăm của một thành viên Quốc hội có thể gây ra cuộc bao vây quyết liệt nhất đảo quốc của lực lượng hải quân Trung Quốc trong lịch sử, và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu? Đây được coi là vô tình hay hữu ý?

 

Trong những trường hợp nào thì một thành viên của Quốc hội thay thế quyền tổng thống, đặc biệt là liên quan đến một hành động khiêu khích trong chính sách đối ngoại tế nhị có thể dẫn đến chiến tranh?

 

Tạo một giả định sai lầm

Những diễn biến kể trên dường như chứng tỏ rằng chính sách mơ hồ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Đài Loan đang đạt đến mức phi lý và không bền vững.

 

Đó có thể là một điểm gợi ra nhiều câu hỏi khác.

 

Ví dụ, Đài Bắc và Bắc Kinh nên nhìn nhận chính sách và phán quyết của Hoa Kỳ lúc này như thế nào?

 

Liệu một trong hai hoặc cả hai có nên kết luận rằng, Hoa Kỳ không có mục tiêu chính sách rõ ràng? Hay vai trò lãnh đạo của Đài Loan sẽ bị chia rẽ sâu sắc? Và do đó, cam kết của Mỹ đối với hiện trạng liên quan đến sự tồn tại của Đài Loan đã kết thúc?

 

Đó có vẻ như là một giả định hợp lý.

 

Hoặc, điều gì sẽ xảy ra nếu cả Đài Bắc và Bắc Kinh đều cùng đi đến kết luận đó?

 

Hình mẫu Ukraine

Đó có thể là một viên thuốc khó nuốt, nhưng hãy xem xét những lời khiêu khích từ chính quyền ông Biden đối với Nga.

 

Trong những tháng dẫn đến chiến tranh, các động thái gây bất ổn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với Ukraine, do Hoa Kỳ thúc đẩy, thiết đặt sự hiện diện của Quân đội phương Tây ở biên giới của Nga. Moscow đã nói rõ rằng một kết quả như vậy sẽ kích động phản ứng quân sự của Nga.

 

Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy và cuối cùng Nga đã đáp trả bằng cuộc tấn công Ukraine với sức tàn phá khủng khiếp.

 

Điều quan trọng cốt yếu là thực tế là Hoa Kỳ đã không "bỏ rơi" Ukraine khi đối mặt với cuộc chiến chống lại nước này của Nga, mà trái lại, cùng với NATO, đang viện trợ quân sự cho Ukraine với vũ khí tinh vi nhằm gây bất lợi cho Moscow. Năng lực quân sự thông thường của Nga đang bị tiêu hao nhanh chóng, với tỷ lệ thương vong và tổn thất vật chất cao đáng kinh ngạc. Cuộc chiến đang gây chia rẽ, khiến những người thân chống lại nhau, cũng đang chia rẽ xã hội Nga.

 

Moscow đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga ở Ukraine, với việc quân đội Nga và Ukraine đang liều chết, trong khi Hoa Kỳ chỉ đơn giản là cung cấp vũ khí.

 

Sự thống trị của ảo tưởng

Hình mẫu Ukraine phải chăng là toàn bộ quan điểm trong chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi không?

 

Liệu chiến lược của chính quyền ông Biden sẽ kích động Trung Quốc xâm lược một Đài Loan được trang bị vũ khí tiên tiến, từ đó cho phép Hoa Kỳ tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Trung Quốc?

 

Đó chắc chắn là một khả năng, nhưng ai biết được?

 

Nếu dự báo chính là dấu hiệu, thì tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken rằng ông hy vọng "Bắc Kinh sẽ không tạo ra một cuộc khủng hoảng" từ chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể chính xác là những gì chính quyền ông Biden mong muốn xảy ra.

 

Chính sách đối ngoại bằng chiến tranh ủy nhiệm không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Biden tin rằng việc kích hoạt một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Trung Quốc ở Đài Loan nhằm phục vụ lợi ích của nước Mỹ theo một cách nào đó, hoặc theo một số giả thuyết toàn cầu, thì điều đó cũng ảo tưởng như bà Pelosi.

 

Còn ảo tưởng hơn khi tưởng tượng rằng phản ứng của Bắc Kinh sẽ phản ánh phản ứng của Nga. Bắc Kinh đang chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh và thật ảo tưởng khi nghĩ rằng điều đó sẽ được tiến hành theo cách mà chính quyền ông Biden mong muốn.

 

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

(ntdvn.net; Lam Giang - Theo The Epoch Times)