Một con tàu được nhìn thấy đối diện Bến tàu Marina phía trước đảo Batam của Indonesia (nền) ở Singapore vào ngày 2/5/2020. (Roslan Rahman / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Indonesia (Nam Dương) và Hoa Kỳ đang xây dựng một trung tâm huấn luyện hàng hải mới tại điểm gặp gỡ chiến lược là Eo biển Malacca và Biển Đông, trong một động thái nhằm chống lại thói hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải này.

 

 

Việc xây dựng đã bắt đầu ở trung tâm trị giá 3,5 triệu USD trên đảo Batam của Indonesia, ở lối vào phía nam của eo biển chiến lược Malacca, là điểm thắt quan trọng đối với thương mại hàng hải toàn cầu, kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Địa phận lãnh hải của Trung Quốc không có các điểm tiếp cận với Ấn Độ Dương.

 

 

Cơ sở này sẽ do Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia vận hành, là nơi có các lớp học, doanh trại và bệ phóng trực thăng, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

 

 

Tại buổi lễ ngày 25/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Indonesia, là ông Sung Kim, cho biết trung tâm này sẽ là một phần trong nỗ lực tiếp tục giữa 2 nước Mỹ - Indo nhằm tăng cường an ninh trong khu vực Biển Đông.

 

 

Ông khẳng định: “Là một đồng minh và đối tác của Indonesia, Hoa Kỳ vẫn cam kết hỗ trợ vai trò quan trọng của Indonesia trong việc duy trì hòa bình và an ninh khu vực bằng cách chống lại tội phạm trong nước và xuyên quốc gia”.

 

 

Việc xây dựng cơ sở này diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông về sự xâm lược ngày càng tăng của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khu vực. Trung Quốc có yêu sách lãnh thổ chồng lấn đối với vùng biển tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam.

 

 

 

 

 

Tàu tuần tra KRI Singa (651) của Hải quân Indonesia rời căn cứ hải quân ở Banyuwangi, tỉnh Đông Java vào ngày 24/4/2021. (SONNY TUMBELAKA / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Vào đầu tháng Sáu, có thông tin tiết lộ rằng, Indonesia đã lên kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm của mình từ 4 chiếc lên 12 chiếc, để đối phó với việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

 

 

Indonesia coi vùng biển gần quần đảo Natuna của mình nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này, viện dẫn cái gọi là yêu sách lịch sử về đường 9 đoạn ở Biển Đông.

 

 

Indonesia tin rằng, nếu quy mô hạm đội tàu ngầm có thể tăng lên 12 chiếc, nước này có thể tiến hành giám sát chuyên sâu ở những khu vực mà tàu tuần tra khó tiếp cận, giảm sự hiện diện của tàu nước ngoài xung quanh quần đảo.

 

 

Quốc gia Đông Nam Á này đã mất một tàu ngầm vào tháng Tư trong một vụ tai nạn huấn luyện, khiến toàn bộ 53 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

 

 

Kể từ cuối tháng Tư, hàng trăm tàu ​​Trung Quốc đã nán lại quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, trong bối cảnh chính phủ Philippines liên tục phản đối.

 

 

Philippines tuyên bố, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của họ, khẳng định chuỗi đảo này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone - EEZ) của họ. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

(ntdvn.com - Theo Epoch Times tiếng Anh)