Một cảnh sát viên chống bạo động đứng gác trong cuộc biểu tình ở một trung tâm thương mại ở Hong Kong, ngày 6/7/2020. (Ảnh: Isaac Lawrence/AFP/Getty Images)

 

 

Bài bình luận, tác giả: Christopher Balding

 

 

Cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill, từng nói rằng Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là “hai quốc gia bị chia cắt bởi một ngôn ngữ chung”. Thông thường, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán hoặc trong môi trường đa văn hóa, chúng ta tin rằng mỗi bên đều ấn định những ý nghĩa tương tự cho những ngôn luận của chúng ta. Khi Mỹ và Trung Quốc tìm cách giải quyết các rủi ro và mối đe dọa do đối phương gây ra, thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về điều mà mỗi bên coi là mối đe dọa hoặc rủi ro do bên kia đặt ra.

 

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nêu rõ ý nghĩa của rủi ro và mối đe dọa. Rủi ro là khả năng xảy ra kết quả tiêu cực; còn mối đe dọa đại diện cho một tuyên bố ra bên ngoài về ý đồ gây ra một kết quả tiêu cực. Bây giờ, chúng ta hãy biến điều này thành một mô tả hữu hình. Đài Loan có rủi ro phải đối mặt bị tấn công quân sự và mối đe dọa này đến từ Trung Quốc. Vấn đề rủi ro và ai đe dọa áp đặt rủi ro là điều rõ ràng.

 

Cách tiếp cận này có vẻ đơn giản và hiển nhiên, nhưng không rõ ràng và hiển nhiên rằng mỗi bên chấp nhận những định nghĩa về các rủi ro và các mối đe dọa này.

 

Vậy Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như các nước đồng minh, có những quan điểm khác nhau như thế nào về các rủi ro và các mối đe dọa?

 

Hầu hết mọi người và các quốc gia đều nhận thức được những rủi ro và những mối đe dọa từ đối phương là những rủi ro gây tổn hại hữu hình và rõ ràng. Ví dụ, việc bảo vệ an ninh quốc gia xuất phát từ việc đầu tư vào tài sản quân sự để ngăn chặn các mối đe dọa từ các tác nhân bên ngoài do nguy cơ bạo lực và thiệt hại về nhân mạng. Tuy nhiên, Trung Quốc lại có định nghĩa về rủi ro và mối đe dọa rộng rãi và đa dạng hơn so với các cá nhân và quốc gia khác.

 

Hãy xem cách Trung Quốc xác định rủi ro và các mối đe dọa trong nước, nơi có rất ít khả năng xảy ra bạo lực. Trung Quốc đầu tư rất lớn về năng lượng và nguồn lực để đảm bảo rằng người dân tuân thủ một hệ thống tín ngưỡng bị áp đặt nhằm hạn chế ngôn luận và phản đối chính trị. Rủi ro và các mối đe dọa không đến từ nguy cơ bạo lực đối với người dân hay nhà nước, mà đến từ sự phản đối hệ thống niềm tin bị áp đặt vào quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

 

Quyền lực tối cao này của Đảng vượt trên hết thảy và sự không tuân thủ [hệ thống tín ngưỡng bắt buộc] đã bị đẩy đến mức cực đoan vô lý. Về mặt pháp lý, ĐCSTQ đưa ra những phán quyết về việc các tín đồ sùng đạo có thể sang thế giới bên kia sau khi qua đời đối với tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc. Mối đe dọa và rủi ro không liên quan đến bạo lực mà liên quan đến việc ĐCSTQ không kiểm soát được mọi thứ.

 

Trung Quốc mở rộng quan niệm về rủi ro và các mối đe dọa trên phạm vi toàn cầu. Những người bất đồng chính kiến ở Hoa Kỳ không gây ra mối đe dọa bạo lực nào vẫn sẽ bị theo dõi vì họ gây ra rủi ro cho toàn bộ hoạt động kiểm soát tư tưởng, đe dọa ĐCSTQ. Mối đe dọa mà những người chỉ trích đặt ra không phải là bạo lực thể xác mà là những suy nghĩ của họ. Nói cách khác, ĐCSTQ nhận thấy rủi ro trong suy nghĩ của người dân và bị đe dọa trước những lời chỉ trích.

 

Lấy một ví dụ khác về Hong Kong. Chính phủ được Bắc Kinh hậu thuẫn ở Hong Kong đã thông qua luật an ninh quốc gia hà khắc, bỏ tù nhiều người vì những người vi phạm có hiệu lực hồi tố và những vi phạm vô nghĩa, chẳng hạn như là gặp gỡ những người nước ngoài. Đây là những rủi ro mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ.

 

Vấn đề trong địa chính trị xuất phát từ việc Bắc Kinh nhận thấy việc chấp nhận các mối đe dọa bạo lực hữu hình rõ ràng đối với các quốc gia hoặc dân tộc khác là cho phép những rủi ro vô hình về những niềm tin bị cấm đoán. Niềm tin của Trung Quốc vào quyền lực tối cao của ĐCSTQ không cho phép họ có quan điểm hoang tưởng, sợ hãi khi bị phê phán, cho phép bạo lực xảy ra với các quốc gia khác. Niềm tin của người dân hoặc quốc gia không phải là mối đe dọa hữu hình và không nên biến họ thành mục tiêu trả thù bằng bạo lực. Chúng ta không được đánh đồng rủi ro của niềm tin vô hình và bạo lực hữu hình.

 

Tư duy tuyên truyền của ĐCSTQ đã thấm sâu vào biết bao nhiêu người bên ngoài Trung Quốc đang tìm cách giải quyết xung đột. Trong khi tìm cách giảm bớt căng thẳng một cách hợp lý, các nhà phân tích phải đối mặt với một nút thắt Gordian: Làm thế nào các quốc gia có thể xoa dịu các yêu cầu của Bắc Kinh nhằm giảm thiểu những rủi ro và mối đe dọa vô hình mà họ nhận thấy từ ý tưởng và ngôn luận, khi điều này đòi hỏi các quốc gia bên ngoài phải áp đặt các chính sách của ĐCSTQ?

 

Không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa hữu hình đối với Trung Quốc về bạo lực thể chất. Trung Quốc đã thuyết phục nhiều quốc gia rằng họ xứng đáng nhận được những nhượng bộ hữu hình do nước này thường xuyên thảo luận về những mối đe dọa vô hình mà họ nhận thấy từ ngôn luận và quyền tự do.

 

Những thay đổi mang tính lịch sử đang diễn ra trên toàn thế giới, cùng với sự thay đổi các liên minh và sự sẵn sàng thích ứng. Những quyền mà chúng ta yêu quý với tư cách là những cá nhân tự do không bao giờ được phép coi là những mối đe dọa bạo lực nhà nước. ĐCSTQ có thể bị đe dọa bởi các tư tưởng và ngôn luận, nhưng chúng ta không bao giờ được cho phép họ đánh đồng quyền tự do của chúng ta với quyền làm hại người khác.

 

(Theo The Epoch Times)

(ntdvn.net, Huyền Anh biên dịch)

 

 

Christopher Balding

Tác giả Christopher Balding từng làm việc tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Đại học Bắc Kinh. Ông chuyên nghiên cứu về kinh tế, thị trường tài chính và công nghệ Trung Quốc. Là thành viên cao cấp của tổ chức Henry Jackson Society, ông đã sống ở Trung Quốc và Việt Nam trong hơn một thập niên trước khi chuyển đến Mỹ.