Vào ngày 23/6/2021, các nhóm sắc tộc khác nhau ở thành phố Melbourne, Úc đã tập trung tại Quảng trường Liên bang để cùng kêu gọi chính phủ Úc lên án cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ và tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh năm 2022. (Lý Dịch / Đại Kỷ Nguyên)

 

 

 

 

 

Thế vận hội Mùa đông lần thứ 24 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Vào ngày 23/6, hơn 50 thành phố lớn trên khắp thế giới đã phát động “Ngày hành động toàn cầu”, cùng kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và tuyên bố rằng, để một chính phủ xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng như Trung Quốc tổ chức Thế vận hội là đi ngược lại với tinh thần Olympic.

 

 

Hơn 50 thành phố lớn hưởng ứng "Ngày hành động toàn cầu".

 

RFI đưa tin ngày 23/6 rằng, các liên minh quốc tế ủng hộ Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương và các tổ chức nhân quyền khác, đã tổ chức biểu tình "Ngày hành động toàn cầu" tại các thành phố lớn khắp trên thế giới để tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh. Sự kiện này bắt đầu tại Úc và đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 50 thành phố lớn trên khắp thế giới.

 

 

 

 

 

Vào ngày 23/6/2021, các nhóm sắc tộc khác nhau ở thành phố Melbourne, Úc đã tập trung tại Quảng trường Liên bang để cùng kêu gọi chính phủ Úc lên án cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ và tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh năm 2022. (Lý Dịch / Đại Kỷ Nguyên)

 

 

 

Trong cùng ngày, 16 nhóm công dân ở Đài Loan đã đồng tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến. Họ nhất trí cho rằng, việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trường kỳ xâm phạm nhân quyền đối với người dân Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng và không từ bỏ lập trường dùng vũ lực xâm lược Đài Loan, đã vi phạm tinh thần hòa bình, hữu nghị, đoàn kết của Olympic, do đó đã mất tư cách đăng cai Thế vận hội.

 

 

 

Châu Âu và Bắc Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.

 

“Liên minh Liên nghị viện Trung Quốc” (The Inter-Parliamentary Alliance on China, (IPAC)), một tổ chức đa quốc gia, đã viết trên Twitter hôm 21/6 rằng: "Thế giới dường như đã quên việc Bắc Kinh vi phạm những lời hứa của họ trong Thế vận hội năm 2008".

 

 

 

 

Vào ngày 7/6, IPAC đã phát động chiến dịch tẩy chay Thế vận hội Mùa đông năm 2022 do Bắc Kinh tổ chức. Dưới sự hỗ trợ của IPAC, các nước dân chủ như Mỹ, Anh, Canada, Đức, v.v. và Nghị viện Châu Âu cũng theo gót tẩy chay và tuyên bố rằng, thế giới "sẽ không dung thứ, che đậy" những tội ác mà ĐCSTQ đang phạm phải. 

 

 

IPAC chỉ ra rằng, mục đích của họ là gây áp lực lên chính phủ, quan chức và nguyên thủ quốc gia của những nước này, yêu cầu họ từ chối nhận lời mời tham dự Thế vận hội Mùa đông năm sau của Bắc Kinh với lý do ĐCSTQ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Liên minh này cho biết, nếu không làm như vậy thì rất có thể các chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc sẽ được hợp pháp hóa.

 

 

IPAC nhấn mạnh rằng, mặc dù Ủy ban Olympic Quốc tế nên vượt qua chính trị, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những hành vi vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn như vậy.

 

 

IPAC cũng thúc giục các đối tác kinh doanh của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh rút lại các khoản tài trợ liên quan, và kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế đảm bảo việc giới truyền thông và các vận động viên có thể tự do bày tỏ ý kiến.

 

 

Vào ngày 18/5, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã kêu gọi Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo thế giới tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 thông qua kênh ngoại giao. Bà nói, "Trước cuộc diệt chủng đang diễn ra, việc nguyên thủ quốc gia đi đến Trung Quốc, khi các vị ngồi vào ghế của mình, [khi đó] thực sự sẽ đặt ra một vấn đề, các vị có quyền uy đạo đức nào để tiếp tục nói về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới?".

 

 

 

Ngoài ra, các nghị sĩ của lưỡng đảng Hoa Kỳ đã soạn thảo dự luật mang tính trừng phạt đối với các nhà tài trợ cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, và yêu cầu Ủy ban Olympic Quốc tế khẩn trương tìm một địa điểm tổ chức khác ngoài Bắc Kinh.

(ntdvn.com - Theo Epoch Times tiếng Trung )