(Ảnh: SBS)

 

Chính quyền Palestine đã tuyên bố thành lập nội các mới, khi áp lực cải cách ngày càng tăng. Nội các mới sẽ được thành lập với 23 bộ trưởng, ít nhất 5 người trong số họ đến từ Gaza, nhưng không rõ liệu họ có còn ở lại vùng lãnh thổ bị bao vây hay không.

 

Trong khi Israel tiếp tục hoạt động quân sự ở miền nam Gaza, lãnh đạo Chính quyền Palestine là Tổng Thống Mahmoud Abbas, đã tuyên bố thành lập nội các mới.

 

Thông báo này được đưa ra, sau áp lực cải cách ngày càng tăng từ Hoa Kỳ.

 

Ông Abbas đã bổ nhiệm ông Mohammad Mustafa, một trong những cố vấn tài chính của ông từng học ở Mỹ, làm Thủ tướng mới.

 

Ông Mustafa đã cảm ơn sự hỗ trợ của Tổng thống Palestine.

Ông nói "Thưa Tổng Thống, tôi rất hân hạnh được trình diện bản Tuyên bố của chính phủ thứ 19, chương trình hoạt động và danh sách thành lập chính phủ này, nhằm tìm kiếm sự tin cậy theo quy định của pháp luật và để được chấp thuận cho sự thành lập của chính phủ”.

 

Dựa trên thông báo này, ông Mustafa cũng sẽ là bộ trưởng ngoại giao mới.

 

Bộ trưởng Nội vụ Ziad Hab al-Rih, một trong những thành viên của phong trào Fatah của ông Abbas, sẽ vẫn giữ chức vụ từ chính phủ trước đó.

 

Chính quyền Palestine đóng vai trò là chính phủ trên thực tế đối với các khu vực ở Bờ Tây, sau khi Hamas buộc chính phủ này phải rời khỏi Gaza vào năm 2007.

 

Sự phổ biến của nó đối với người dân Palestine đã giảm dần sau những cáo buộc tham nhũng và quản lý yếu kém.

 

Việc thành lập chính phủ mới đã vấp phải sự chỉ trích của Hamas, vốn đã đưa ra một tuyên bố gọi hành động này là một bước đi hời hợt và trống rỗng, làm sâu sắc thêm sự chia rẽ.

 

P-A được Mỹ coi là ứng cử viên lý tưởng để thành lập chính quyền mới ở Gaza sau chiến tranh.

 

Phát ngôn nhân  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Daniel Hagari, cho biết họ có kế hoạch hợp tác với chính phủ mới thành lập.

 

Daniel Hagari nhân nói "Giờ đây Chính quyền Palestine hay PA đã bổ nhiệm một nội các mới, chúng tôi sẽ trông đợi vào chính phủ mới này để đưa ra các chính sách, cũng như thực hiện những cải cách đáng tin cậy và có ảnh hưởng sâu rộng".

"Đó là điều mà chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi tin rằng một PA được cải cách là điều cần thiết, để mang lại kết quả cho người dân Palestine và thiết lập các điều kiện cho sự ổn định ở cả Bờ Tây và Gaza".

"Vì vậy chúng tôi sẽ hợp tác với chính phủ này, dựa trên hành động của họ, sẽ theo dõi chặt chẽ các bước cần thiết, để thúc đẩy những cải cách quan trọng, cũng như mong được tham gia với họ về vấn đề đó”.

 

Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vốn bác bỏ kế hoạch thời hậu chiến của Mỹ, nói rằng nước này sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh đối với Gaza, sau khi kết thúc hoạt động quân sự.

 

Trong khi đó Lực lượng Phòng vệ Israel, đang tiếp tục hoạt động trong khu vực này.

 

Đề đốc Daniel Hagari cho biết, họ đã thành công trong việc loại bỏ một trong những thủ lãnh cao cấp của Hamas, đang có mặt tại một bệnh viện.

"Trong vài phút vừa qua, chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận của Tổng cục An ninh cùng với Cục Tình báo, về việc phê chuẩn vụ ám sát một quan chức cấp cao của Hamas mà chúng tôi đã hạ gục tại Bệnh viện Shifa".

"Viên chức cấp cao của Hamas mà chúng tôi đã loại bỏ là Raed Thabet, ông ta từng là người đứng đầu quân đoàn tiếp tế và nhân sự của cánh quân sự Hamas.”

 

 

Trong khi đó Tòa án Công lý Quốc tế đã ban hành lệnh cho Israel, cho phép viện trợ không bị cản trở vào Gaza trong vòng 30 ngày tới.

 

Việc nầy xuất hiện sau một báo cáo từ Liên Hiệp Quốc cho thấy, Israel có thể sử dụng nạn đói làm vũ khí trong chiến tranh.

 

Phát biểu trong cuộc họp ở Dublin, Ủy viên Quản lý Khủng hoảng của Liên minh Âu Châu, Janez Lenarcic, cho biết họ đang sử dụng tất cả các con đường sẵn có, để cung cấp viện trợ rất cần thiết đó.

 

Janez Lenarcic nói “Chúng tôi Liên minh Âu Châu, đang cố gắng làm hết sức mình, thậm chí còn hỗ trợ các đợt thả dù không hiệu quả và đôi khi nguy hiểm, đồng thời không bảo đảm phân phối viện trợ nhân đạo phù hợp trên mặt đất, sau khi ném đồ ra khỏi máy bay".

"Chúng tôi cũng đang làm việc trên hành lang hàng hải từ đảo Síp, mặc dù điều đó sẽ chỉ có thể cung cấp số lượng viện trợ nhân đạo đáng kể, khi có một cảng được xây dựng trên bờ Gaza”.

 

 

Còn Phó Thủ tướng Ái Nhĩ Lan, là ông Micheal Martin, cho biết tình hình ở Gaza rất thảm khốc.

Ông nói "Không cần thiết cho việc nầy, ở biên giới có sự kiểm tra quá mức".

"Sáng nay tôi đã nói chuyện với ông Ayman Safadi, Ngoại trưởng Jordan, tôi đã nói chuyện với ông Sameh Shoukry của Ai Cập hôm qua và tôi cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Palestine ngày hôm qua, họ nói với tôi rằng tình hình thật hoàn toàn thảm khốc".

"Tôi kêu gọi Israel thể hiện tính nhân đạo, trong việc tạo điều kiện cho những nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống, được đưa vào Gaza cho thường dân”.

 

 

Trong khi đó, chính phủ Israel đang tiếp tục đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ trong nước, để đạt được một thỏa thuận nhằm đảm bảo trao trả những con tin còn lại, do Hamas nắm giữ.

 

 

Ông Netanyahu đã tổ chức cuộc gặp gỡ với thành viên gia đình các con tin, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 7/10.

 

Ông Ronen Neutra là cha của một trong những người bị bắt, nói rằng cuộc họp không hiệu quả lắm.

Ông Ronen Neutra nói “An ninh về mặt vật chất của Israel không phải là điều duy nhất quan trọng ở đây".

"An sinh xã hội, cơ cấu của Israel, sự hiểu biết rằng chính phủ sẽ chăm sóc công dân của mình và sẽ đưa họ về nhà nếu có chuyện gì xảy ra, điều đó bị thất bại và nó phải được sửa chữa".

"Cách duy nhất để khắc phục là đưa các con tin trở lại sớm hay muộn, bởi vì nếu không tất cả chúng ta sẽ đưa họ vào quan tài giống như những người bạn của tôi ở đây đã được thông báo rằng, con trai của họ không còn sống nữa”.

 

 

Việc nầy diễn ra khi Bộ Y tế ở Gaza thông báo rằng, số thương vong kể từ khi bắt đầu chiến tranh đã vượt quá 32 ngàn người, trong khi ước tính có khoảng 74 ngàn người bị thương.

 

Được biết cuộc xung đột bắt đầu, sau cuộc xâm lược của Hamas vào miền nam Israel, khiến 1.200 người thiệt mạng và hơn 250 người bị bắt cóc.

 

Khoảng 100 người trong số họ, vẫn đang bị giam giữ.