Vào ngày 31/7/2023, tại Washington, D.C., Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ làm việc vào lúc bình minh. (Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

 

 

HOA KỲ  - Gần đây, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết với tỷ lệ 9:0 rằng các tiểu bang không được sử dụng Điều 3 của Tu chính án thứ 14 của Hiến Pháp để làm lý do loại trừ cựu Tổng thống Donald Trump ra khỏi phiếu bầu cử tổng thống của tiểu bang.

 

 

Bài bình luận

 

 

Cần biết rằng, các quan chức tiểu bang không có quyền đơn giản loại bỏ các ứng cử viên tổng thống lớn khỏi lá phiếu đã khiến nhiều người thuộc phe cánh tả từng tự mãn phải ngạc nhiên. Một khi họ tin rằng Tổng thống Trump đã lãnh đạo một cuộc đảo chính kiểu Hitler, nhằm lật đổ toàn bộ nền dân chủ, thì mọi lý thuyết pháp lý kỳ quái được nghĩ ra để ngăn chặn ông nghe có vẻ không chỉ đúng đắn về mặt đạo đức mà còn có thể được bảo vệ về mặt pháp lý.

 

Cách đây không lâu, những người cấp tiến đã rất tức giận vì Tối cao Pháp viện đã không đẩy nhanh việc xét xử đơn xin miễn trừ của cựu Tổng thống Trump để phù hợp với lịch trình tranh cử của Tổng thống Joe Biden.

 

Tuy nhiên, vấn đề sâu xa hơn là dường như cả những người cánh tả và bất kỳ ai bị ám ảnh bởi quan điểm chính trị của Tổng thống Trump đều không hiểu khái niệm trung lập trong lĩnh vực luật pháp hoặc nguyên tắc. Ví dụ: Associated Press đã đưa tin về quyết định của tòa án theo cách này: “Tối cao Pháp viện đã khôi phục quyền bầu cử của ông Trump, bác bỏ nỗ lực của các tiểu bang nhằm buộc ông ấy phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào Điện Capitol năm 2021”.

 

Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Tối cao Pháp viện đã quyết định một vấn đề hiến pháp. Về việc liệu tiểu bang Colorado có tin rằng họ buộc cựu Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm hay không và liệu ông ấy có tham gia vào ‘cuộc nổi dậy’ hay không, hãy nói rằng đó là một câu hỏi khác đáng được tranh luận.

 

Dù sao đi nữa, trường hợp này là một lời nhắc nhở khác rằng Tối cao Pháp viện có thể là cơ quan hoạt động duy nhất trong chính phủ hiện tại của chúng ta [Mỹ]. Tất nhiên, khi nói “hoạt động”, tôi không có ý nói rằng các tòa án “đưa đất nước tiến lên”, “bảo tồn nền dân chủ”, “giữ cho chúng ta an toàn” hay bất kỳ điều vô nghĩa hợp lý nào khác mà phe cánh tả khẳng định là cấu thành nên sự quản trị tốt. Tôi đang đề cập đến thực tế là đa số Tòa án đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ theo hiến pháp của mình.

 

Tất nhiên, chúng ta không nói rằng Tối cao Pháp viện đúng trong mọi trường hợp. Đôi khi, dưới sự lãnh đạo của Chánh án, những phán đoán của ngài có thể giống một cách khó hiểu với những phán đoán khôn ngoan của Vua Solomon. Nhưng dù vậy thì sai số của nó vẫn nằm trong mức bình thường. Mặt khác, Quốc hội đã chuyển giao trách nhiệm về chiến tranh, chi tiêu và quản lý cho cơ quan hành pháp. Tại thời điểm này, chúng ta có nhiều khả năng thấy các thành viên Quốc hội đưa ra những lời chỉ trích hoặc chế nhạo rõ ràng các cá nhân trên mạng xã hội hơn là hành động để bảo vệ các văn bản hiến pháp mà họ tuyên thệ tuân thủ (hoàn thành trách nhiệm lập pháp và giám sát của mình).

 

Tệ hơn nữa, đảng Dân chủ thường là người cổ vũ cho nhiều hành vi lạm quyền hơn. Điều sai trái không kém là thực tế rằng Nhà Trắng cảm thấy không bị ràng buộc trong việc điều tiết nền kinh tế và cuộc sống của chúng ta mà không có sự giám sát của cơ quan lập pháp hoặc cử tri. Tổng thống Biden đang công khai phớt lờ các tòa án. Ví dụ rõ ràng nhất là hành vi vi hiến của ông Biden trong chương trình ‘xóa nợ’ cho các khoản vay của sinh viên, một nỗ lực trắng trợn nhằm hối lộ các cử tri trẻ.

 

Tất nhiên, khả năng cấm ông Trump có tên trên lá phiếu ở Colorado yếu đến mức ngay cả Thẩm phán theo chủ nghĩa tự do Sonia Sotomayor cũng không thể đồng ý với Đảng Dân chủ. Điều này là hiếm. Nếu không có những người theo chủ nghĩa nguyên bản (vì thiếu một từ ngữ hay hơn để hình dung), đất nước này sẽ hỗn loạn, và không chỉ về mặt chính trị.

 

Vào tháng 7/2020, tỷ lệ tán thành của Tối cao Pháp viện là 58%. Cách đây vài tháng, Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer, đã đe dọa các thẩm phán sẽ phải hứng chịu “cơn lốc” (hàng loạt hậu quả hoặc phản ứng) nếu phớt lờ mong muốn của phe Dân chủ. Đảng Dân chủ đã đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Tối cao Pháp viện kể từ khi cựu Tổng thống Barack Obama công khai cáo buộc tòa án ra phán quyết ủng hộ Tu chính án thứ nhất trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của ông.

 

Kể từ đó, các nhà tài trợ, chính trị gia và các cơ quan truyền thông lớn đã bắt tay vào một kế hoạch phối hợp nhằm làm mất uy tín và vô hiệu hóa Tối cao Pháp viện. Kế hoạch đang được hoạt động. Trong cuộc thăm dò gần đây nhất, tỷ lệ tán thành của Tối cao Pháp viện đã giảm xuống còn 41% và tỷ lệ không tán thành còn 58%, với phần lớn sự thay đổi đến từ các cử tri cánh tả.

 

Sự phản kháng của hầu hết các thẩm phán trước áp lực chính trị là rất ấn tượng. Rõ ràng, các tòa án được thiết kế để miễn nhiễm với dư luận. Đó là một ý tưởng gây phẫn nộ đối với những người như Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse (D-R.I.), một trong những nhà lý thuyết âm mưu hàng đầu của Mỹ, người đặt câu hỏi về hệ thống tư pháp. Mọi người không khỏi thắc mắc, điều này có ý nghĩa gì khi tỷ lệ ủng hộ của Quốc hội chỉ là 12%?

 

Bất cứ khi nào cánh tả gặp thất bại tại Tối cao Pháp viện, họ cáo buộc các thẩm phán tham nhũng, những người từ lâu đã tuân thủ triết lý tư pháp nhất quán. Và khi phe bảo thủ thua cuộc, giới truyền thông hành động như thể thật đáng ngạc nhiên khi tòa án không có hành động mang tính phản đảng phái. Trường hợp điển hình là những thất bại gần đây của những người bảo thủ trong các vụ kiện về tái phân chia khu vực và luật khuyết tật ở Bắc Carolina liên quan đến rào cản giới tính. Điều này, giống như nhiều lời buộc tội từ cánh tả đương thời, chẳng qua cũng chỉ là một dạng phỏng đoán.

 

Cánh tả trong lịch sử có thành tích kém cỏi tại tòa án, một xu hướng bắt nguồn từ chuỗi thất bại lịch sử dưới thời Tổng thống Obama. Và tất cả những điều này không phải vì Tối cao Pháp viện đã bị mua chuộc. Đúng hơn, đó là vì các ý tưởng quản trị của cánh tả đương thời xung đột với các ý tưởng hiến pháp. Nếu cánh tả không phá hủy các tòa án, có khả năng các bang xanh sẽ bắt đầu không để ý đến tòa án nữa.

 

Dù tình hình có phức tạp đến đâu, hiện tại, Tối cao Pháp viện vẫn có thể là cơ quan thể chế cuối cùng chống lại tình trạng vô luật pháp và lạm dụng tại Hoa Kỳ.

 

(Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.)

 

(Theo The Epoch Times; David Harsanyi)
(ntdvn.net; Lý Ngọc biên dịch)

 

 

 

David Harsanyi

 

Tác giả David Harsanyi là nhà báo khuynh hướng bảo thủ, tác gia và biên tập viên. Ông đã viết cho Denver Post trong 8 năm và biên tập cho The Federalist trong hơn 6 năm trước khi trở thành cây bút cấp cao của National Review vào năm 2019. Ông Harsanyi là tác giả của 5 cuốn sách, bao gồm “Tự do đầu tiên: Đi qua lịch sử lâu dài của nước Mỹ với khẩu súng” và “Eurotrash: Tại sao nước Mỹ phải bác bỏ những ý tưởng thất bại về một lục địa đang hấp hối".