Úc nghi ngờ Trung Quốc cử đặc vụ để thao túng nước này trong mọi lĩnh vực.

 

Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) hôm 11/6 báo cáo nghiên cứu cho rằng, các đặc vụ của Trung Quốc đang bí mật tiến hành chiến dịch nhằm thao túng mọi mặt từ kinh tế đến chính trị, đến giáo dục, công nghệ tại Úc.

 

 

 

 

 

Trung Quốc đã đe dọa ngành du học quốc tế của Úc.

 

 

Báo cáo còn cho thấy, đặc vụ Trung Quốc còn tuyển dụng, lôi kéo nhiều cá nhân, tổ chức phục vụ cho âm mưu này.

 

Tác giả báo cáo của ASPI Alex Joske cho hay các đặc vụ Trung Quốc thường hoạt động lén lút và những người tiếp xúc với họ luôn bác bỏ mọi liên quan. Chẳng hạn, doanh nhân Úc gốc Hoa Chu Trạch Vinh nói rằng ông chưa từng nghe nói đến dù thực tế đã chụp ảnh với các lãnh đạo lực lượng này.

 

Trường hợp khác, Nghị sĩ đảng Tự do Úc Gladys Liu vướng rắc rối sau khi đắc cử vào năm ngoái vì bị phát hiện có liên hệ với nhiều tổ chức có thể liên quan lực lượng đặc vụ trên của Trung Quốc, dù bà khẳng định không hề biết về bí mật ấy.

 

Trong khi đó, ông Joske cho rằng lực lượng này luôn tìm cách xây dựng mạng lưới ở quy mô tiểu bang lẫn liên bang.

 

Cũng theo báo cáo, lực lượng đặc vụ của Trung Quốc ngày càng được xem trọng và tăng cường năng lực để tham gia các nhiệm vụ trong và ngoài nước, bao gồm cả thu thập thông tin tình báo, lôi kéo đầu tư và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

 

Các chiến dịch này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ các cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức khắp thế giới để huy động khi cần. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, những nhóm ở Úc được giao nhiệm vụ “thu thập các nguồn cung ứng y tế hiếm từ khắp thế giới để gửi về Trung Quốc”, theo ông Joske.

 

Báo cáo còn cho rằng lực lượng đặc vụ Trung Quốc thông qua các tổ chức bình phong còn xây dựng mối quan hệ với nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài, trong đó có một ông trùm khai thác mỏ, một cựu đại sứ Úc, một phong trào tôn giáo ở Nhật Bản, một tướng về hưu ở Mỹ.

 

Báo cáo này cho thông tin tương tự với cảnh báo của Cơ quan An ninh tình báo Úc (ASIO) công bố gần đây, cho rằng  sự chi phối của lực lượng đặc vụ Trung Quốc trong vài năm gần đây tại quốc gia này. ASIO cảnh báo về các vụ tấn công mạng gia tăng nhằm vào doanh nghiệp và chính phủ, trong đó có vụ xâm nhập Đại học Quốc gia Úc ở Canberra và mạng máy tính của quốc hội Úc nghi do tin tặc Trung Quốc thực hiện, dù Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc.

 

Sự can thiệp của yếu tố Trung Quốc vào tình hình ở Úc được cho là ngày càng gia tăng, đặc biệt là căng thẳng do Úc ủng hộ việc điều tra sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc.

 

Thủ tướng Scott Morrison ngày 11/6 tuyên bố Úc sẽ không đánh mất các giá trị hay khuất phục trước “sự chèn ép” từ Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh cho rằng Úc là điểm đến không an toàn cho sinh viên quốc tế.

 

Theo Reuters, Thủ tướng Morrison lần đầu tiên dùng từ “sự chèn ép” kể từ khi căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc leo thang, đồng thời nhấn mạnh rằng sinh viên Trung Quốc có quyền quyết định đến Úc hay không.

 

“Một điều quan trọng là Úc luôn hành động vì lợi ích quốc gia và không dễ dàng bị đe dọa” - Thủ tướng Morrison nhấn mạnh.

 

Thủ tướng Modi đầu tháng này đã có cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Úc Scott Morrison. Kết quả cuộc gặp mang tới những chuyển biến rất cụ thể: quan hệ Ấn - Úc được nâng lên thành Đối tác chiến lược toàn diện; hai bên đồng thời ký kết 7 thỏa thuận, trong đó tập trung vào các lĩnh vực quan trọng từ quốc phòng cho tới đất hiếm.

 

Theo tuyên bố từ cả hai nước, các kết quả trên phản ánh việc hai bên chia sẻ những mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, thịnh vượng và bao trùm hơn, cũng như mục tiêu cho một thế giới của những tổ chức mạnh mẽ hơn, nhằm ủng hộ lợi ích, sự phát triển kinh tế và con người của tất cả các quốc gia.

 

Trong số các lĩnh vực hợp tác mới, truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý tới hai thỏa thuận quân sự Ấn - Úc, gồm thỏa thuận nhằm hỗ trợ hậu cần lẫn nhau và nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng.

 

 

Điều quan trọng nhất và đơn giản nhất được truyền thông quốc tế nhấn mạnh là các thỏa thuận này giúp Ấn Độ và Úc tạo ra cơ chế cho phép quân đội hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau.

 

Theo góc nhìn của giới quan sát, quan hệ Ấn - Úc được tăng cường trong thời điểm cả hai đều xem Trung Quốc là đối trọng về địa chính trị lẫn căng thẳng chính trị, thương mại và biên giới. Và trên thực tế, động thái của Ấn Độ phản ánh tham vọng đa phương hóa của nước này.