----

 

Bài tweet đã bị xóa của ông Trương Hòa Thanh. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

 

 

 

 

"Ngoại giao chiến lang" của chính quyền Bắc Kinh ngày càng leo thang. Gần đây, nhà ngoại giao Trung Quốc ở Pakistan đã đăng bức ảnh “ngón tay giữa thẳng đứng” và chú thích rằng đó là cách “chiến lang” đối xử với kẻ thù.

 

 

Vào ngày 23/6 theo giờ miền Đông (ET), ông Trương Hòa Thanh (Zhang Heqing) - Tham tán Văn hóa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pakistan đã đăng hai bức ảnh lên Twitter. Một bức là bức ảnh giơ ngón tay cái lên với chú thích: Khi đối đãi với bạn bè, chúng tôi “đáng tin, đáng mến, đáng kính”. Bức còn lại là bức "ngón tay giữa" xúc phạm kèm dòng chữ: Khi đối đãi với kẻ thù, chúng tôi là “chiến lang”. Bài tweet này đã bị xóa, nhưng ảnh chụp màn hình của nó vẫn lan truyền trên Internet.

 

 

Cùng ngày, cựu quan chức ngoại giao Đài Loan - ông Lưu Sĩ Kiệt (Liu Shijie) đã đăng lại dòng tweet của ông Trương lên Facebook và để lại thông điệp chế giễu: "Phẩm chất của các nhà ngoại giao chiến lang Trung Quốc kém đến mức nào? Chính là ‘giơ ngón tay giữa lên mạng xã hội’ ”. “Phẩm chất như vậy cũng có thể làm nhà ngoại giao sao? Tôi chịu rồi. Trung Quốc rộng lớn, không gì là không thể. Tố chất dân chủ trong tôi thực sự đã hạn chế trí tưởng tượng của tôi".

 

 

 

 

Quan chức và lãnh đạo có đang đồng điệu?.

 

Trên thực tế, khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình chủ trì cuộc nghiên cứu nhóm "Công tác truyền bá quốc tế" của Bộ Chính trị cách đây ba tuần, ông nhấn mạnh rằng quan chức ngoại giao "phải chú ý đến giọng điệu", "khiêm tốn nhã nhặn", và nỗ lực xây dựng hình ảnh đất nước "đáng tin, đáng mến, đáng kính". 

 

 

Khoảng nửa tháng sau, vào ngày 15/6, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp - ông Lô Sa Dã (Lu Shaye) tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo l'Opinion của Pháp rằng, “chiến lang” là một từ mang tính khen ngợi ở Trung Quốc, ám chỉ “chiến sĩ” chiến đấu vì đất nước, và nói rằng ông rất vinh dự khi nhận được danh hiệu "chiến lang".

 

 

Ông Lô từng tweet vào ngày 19/3 rằng, Antoine Bondaz, một học giả nổi tiếng người Pháp, là một "Petite frappe" (tiểu lưu manh). Vì ông Bondaz thường chỉ trích ĐCSTQ. Hành vi lỗ mãng của ông Lô đã gây chấn động chính phủ và nhân dân Pháp, và bị lên án dữ dội. Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc ít nhất 4 lần.

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trương Hòa Thanh “gây bão” khi đăng trên Twitter. Vào ngày 12/4, tài khoản Twitter của ông bị đóng vì “vi phạm các quy tắc” của Twitter. Nguyên nhân là do đã nhiều lần đăng hoặc chuyển tiếp các tin tức nhằm biện bạch cho cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương.

 

 

 

 

Chuyên gia: Gọi ĐCSTQ là "ngoại giao lưu manh" thì hợp hơn.

 

Ông Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, và là nhà bình luận về các vấn đề thời sự. Ông nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng, "chiến lang" là một từ mang tính tích cực trong hệ thống diễn ngôn của ĐCSTQ, khi thế giới sử dụng từ này cũng tương đương với việc khích lệ ĐCSTQ. Ông đề nghị các kênh truyền thông quốc tế sử dụng từ "ngoại giao lưu manh" hoặc "ngoại giao chó điên" để mô tả chính xác chính sách ngoại giao vô văn hóa của ĐCSTQ.

 

 

Về bức ảnh "giơ ngón tay giữa" và tuyên bố "Khi đối xử với kẻ thù, chúng ta là chiến lang" của Tham tán Văn hóa Trương Hòa Thanh, ông Trịnh cho rằng, đó là cách hưởng ứng và lý giải của các nhà ngoại giao ĐCSTQ đối với chỉ thị mới nhất của ông Tập Cận Bình.

 

 

 

Theo phân tích của ông Trịnh, việc ông Tập nói rằng trở nên "đáng mến" không phải là từ bỏ lập trường đấu tranh cứng rắn, mà là một thủ đoạn mặt trận thống nhất. Tức là lôi kéo nhiều người trở thành "bạn bè", rồi sau đó điên cuồng tấn công những nhóm khác. Đó là bản chất "đấu tranh" trong văn hóa của ĐCSTQ.

 

 

Ông Lý Yên Minh (Li Yanming), một nhà bình luận chính trị hiện tại ở Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, đã bình luận trên The Epoch Times rằng: “Chính sách đối ngoại của ĐCSTQ là củ cà rốt và cây gậy, khi mặt trận thống nhất không thành thì sẽ giở trò xã hội đen. Trước kia, ngoại giới quen gọi chính sách ngoại giao của ĐCSTQ là "ngoại giao chiến lang". Điều này thực sự đã góp phần tạo thêm ‘dũng khí’ cho họ để tiếp tục ngang tàng. Đánh giá từ những hành động lưu manh của Trương Hòa Thanh, gọi là "ngoại giao lưu manh" thì thích hợp hơn".

(Theo ntdvn.com - Theo Epoch Times tiếng Trung)