Ảnh chụp màn hình video DW News/Youtube.

 

 

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Năm ngày 16/7, DV xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

 

Trung Quốc hăm dọa sau khi Anh ‘cấm cửa’ Huawei

Hôm thứ Tư, chính quyền Trung Quốc cảnh báo rằng London phải trả một cái giá rất đắt khi cấm Huawei tham gia dự án mạng viễn thông 5G, đồng thời chất vấn có phải Anh đang làm ‘tay sai’ cho Hoa Kỳ không, theo Reuters.

 

“Ngay lúc này tôi muốn nói rằng lệnh cấm không chỉ gây thất vọng mà còn gây thiệt hại”, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh tuyên bố.

 

Ông Lưu hăm dọa  “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ cách các vị đối xử với Huawei và sẽ rất khó để các doanh nghiệp khác có niềm tin thực hiện thêm các đầu tư”.

 

Trong khi đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có những lời lẽ kích bác chính phủ Anh vì cho rằng chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson cấm Huawei vì chịu sức ép từ Hoa Kỳ.

 

“Vương quốc Anh muốn duy trì vị thế độc lập của mình hay muốn trở thành chư hầu của Hoa Kỳ, là tay sai của Hoa Kỳ?”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói. “Sự an toàn của các dự án đầu từ Trung Quốc vào Vương quốc Anh đang bị đe dọa rất lớn”.

 

 

Ông Pompeo nói về thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tiếp theo

Tổng thống Trump sẽ tham gia một hội nghị thượng đỉnh khác với lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un, với điều kiện hai bên có thể đạt được tiến bộ trong thỏa thuận ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn đầu tiên tổ chức tại Singapore hồi 6/2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cho biết hôm thứ Tư, theo Yonhap.

 

Ông Pompeo đã bác bỏ quan điểm rằng lãnh đạo Mỹ-Bắc  Hàn có thể gặp lại nhau trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, nói rằng không có đủ thời gian cho một cuộc gặp như vậy.

 

Ông Pompeo tiết lộ, trên thực tế có nhiều cuộc thảo luận giữa Washington và Bình Nhưỡng hơn những gì mà công chúng biết tới, và bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán cấp cao sẽ được tổ chức “trước khi quá lâu”.

 

 

Indonesia tăng cường biện pháp chống dịch Covid-19

Theo Bloomberg, Indonesia có kế hoạch xử phạt những người vi phạm các quy tắc cách ly xã hội theo luật mới, trong bối cảnh dịch Covid-19 ở quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á chưa có dấu hiệu suy giảm.

 

Theo luật mới, người đứng đầu chính quyền các tỉnh và thành phố ở Indonesia sẽ xác định các loại hình phạt đối với người vi phạm, có tính đến các tập quán ở địa phương, ông Joko nói trong một cuộc họp với các thống đốc ở Jakarta hôm thứ Tư.

 

Đầu tuần này, Tổng thống Joko phát biểu trong một cuộc họp nội các rằng những người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng và không giữ khoảng cách theo khuyến cáo có thể bị phạt tiền hoặc phải tham gia lao động công ích.

 

Hiện Indonesia đang là vùng dịch viêm phổi Vũ Hán lớn thứ 26 thế giới. Theo cập nhật của Worldometers, tính tới sáng ngày thứ Năm, nước này có 80.094 người nhiễm nCoV (tăng 1.522), trong đó có 3.797 người đã tử vong (tăng 87).

 

Iran: Xưởng đóng tàu cháy lớn, 7 tàu hư hại

Một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy đóng tàu của Iran hôm thứ Tư đã làm hư hại ít nhất 7 tàu, nhưng không gây ra thương vong, Aljazeera dẫn tin từ truyền thông Iran.

 

Sự cố xảy ra ở cảng Bushehr, dường như là vụ hỏa hoạn mới nhất trong một loạt các vụ cháy nổ nghiêm trọng diễn ra trên khắp Iran thời gian qua. Một số vụ hỏa hoạn diễn ra tại các địa điểm nhạy cảm.

 

Trong một bức ảnh về vụ cháy tại cảng Bushehr được hãng thông tấn IRNA cung cấp, khói đen dày đặc cuồn cuộn bay lên không trung từ hiện trường, cho thấy vụ cháy khá nghiêm trọng.

 

 

Người biểu tình BLM dựng tượng vinh danh người da đen

Fox News đưa tin, người biểu tình Black Lives Matter (BLM – mạng sống người da đen đáng giá) ở Anh đã tự ý dựng lên một bức tượng thay thế bức tượng của thương nhân Edward Colston mà họ đã phá hủy trong một cuộc biểu tình gần đây.

 

Vào sáng thứ Tư, người biểu tình BLM đã âm thầm dựng bức tượng có hình dáng và kích thường giống với Jen Reid, một phụ nữ da đen được chụp hình vào ngày 7/6 khi cô đang dơ nắm đấm sau khi người biểu tình kéo đổ bức tượng của thương gia Colston và ném nó xuống nước ở bến cảng Bristol.

 

“Tôi nghĩ nó thật tuyệt vời”, cô Reid nói về bức tượng giống mình, được dựng lên khi chưa xin phép chính quyền địa phương. “Có vẻ như nó thuộc về nơi đó. Có vẻ như nó đã ở đó mãi mãi”.

 

Sau cái chết của Floyd, một tội phạm ma túy người da màu bị cảnh sát Mỹ ngộ sát, phong trào BLM bùng nổ tại nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhiều bức tượng danh nhân và anh hùng dân tộc tại những nước này đã bị người biểu tình bôi bẩn hoặc phá hủy, trong đó có cả tượng chúa Jesus.

(theo dkn.tv)