Những bức tượng bò đực ở khu vực phía trước Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong (HKEX), Quảng trường Exchange, Hong Kong, vào ngày 24/10/2022. (Ảnh: Adrian Yu / The Epoch Times)
QUỐC TẾ - Trong cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra, Trung Quốc thiệt đơn thiệt kép. Dù việc tăng lãi suất làm tổn thương sâu sắc nền kinh tế Mỹ, nhưng dòng tiền từ Trung Quốc và khắp toàn cầu đều đổ về Mỹ. Trung Quốc đang vội vã cứu vãn, chỉ trong vài tháng, gần 40 quỹ đầu tư được phê duyệt; nhưng dòng tiền vẫn tiếp tục mất hút khỏi biên giới quốc gia....
NTDVN đã liên tục đưa tin, trích dẫn các nguồn dữ liệu chính thống của Bắc Kinh, theo dõi dữ liệu của Reuters hay Bloomberg, về nguồn vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc trong 2 năm trở lại đây.
Gần đây nhất, theo Bloomberg, 10 tỷ USD vốn ngoại rời khỏi thị trường cổ phiếu của Trung Quốc trong khi khoảng 30 tỷ USD vốn ngoại từ bỏ trái phiếu chính phủ nước này. Còn Vnexpress, một hãng tin trong nước, vừa đưa tin rằng vốn ngoại từ bỏ Trung Quốc trong suốt 18 tháng qua.
Nhưng đó là thái độ của các nhà đầu tư nước ngoài, những người thấy Trung Quốc trở nên quá rủi ro, tỷ suất sinh lời đầu tư thấp hơn so với mức tăng giá và và lãi suất của đồng USD. Vấn đề ở chỗ, các nhà đầu tư trong nước của Bắc Kinh cũng đang tìm đường từ bỏ đất nước, chuyển dòng vốn đầu tư về Mỹ, thậm chí tăng vọt đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, theo Bloomberg.
Thất vọng vì sự yếu kém của thị trường chứng khoán Trung Quốc, rủi ro địa chính trị gia tăng và đồng nhân dân tệ yếu hơn, các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền vào các sản phẩm đầu tư có tài sản ở nước ngoài, điều này sẽ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro.
Dòng tiền của nhà đầu tư nội chảy vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và các quỹ tương hỗ được phát hành theo chương trình Nhà đầu tư tổ chức trong nước đủ tiêu chuẩn (QDII); một trong số ít các kênh để tiền Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Các nhà quản lý của các quỹ này phải tranh giành để tìm nguồn vốn [trong nước] đủ tiêu chuẩn. Bản thân các nhà đầu tư tổ chức của Trung Quốc cũng cạnh tranh khốc liệt để có thêm hạn ngạch theo cơ chế Nhà đầu tư tổ chức (QDII), theo Vision Times.
Các nhà phân tích cho biết, khi nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, các nhà đầu tư của QDII không còn hài lòng với việc ở lại thị trường chứng khoán Hồng Kông mà đang tìm kiếm nguồn vốn để tiếp cận các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản và thậm chí cả thị trường mới nổi như Việt Nam và Ấn Độ.
Dữ liệu của Morningstar cho thấy tính đến ngày 17/8, con số kỷ lục là 38 quỹ QDII đã được ra mắt trong năm nay, vượt qua con số 31 quỹ được ra mắt vào năm 2022.
Theo một bài báo của Reuters vào ngày 29/8, Ivan Shi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Z-Ben Advisors, một công ty tư vấn quỹ có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Nhu cầu đối với chứng khoán Mỹ đã xuất hiện từ cuối năm ngoái và tăng mạnh trong năm nay do mang lại lợi nhuận cao. Doanh thu Nas của Dak ETF rất đặc biệt".
Các nhà quản lý quỹ cho biết tổng hạn ngạch QDII của Bắc Kinh vào khoảng 165,5 tỷ USD; tuy nhiên các quỹ QDII đã gần cạn kiệt hạn ngạch. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc thì khao khát muốn đẩy tiền đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia bởi kinh tế trong nước chưa thấy một chút ánh sáng nào.
Dòng tiền trong nước chảy ra khỏi Trung Quốc không chỉ thông qua các quỹ QDII mà còn thông qua Kết nối chứng khoán Thượng Hải-Hồng Kông và Kết nối trái phiếu với Hồng Kông, làm phức tạp thêm nỗ lực của Bắc Kinh trong nỗ lực ngăn dòng tiền tháo chạy để phục hồi thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã trở thành trong những chỉ số chính kém hiệu quả nhất thế giới trong năm nay, đã giảm khoảng 2% trong năm nay sau khi giảm 22% vào năm 2022. Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô la trong 8 tháng đầu năm 2023.
Ở Mỹ, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones tăng 4,3% và Nasdaq tăng khoảng gần 30%.
Trung Quốc đang nỗ lực cắt giảm hạn ngạch hoặc làm chậm lại phê duyệt hạn ngạch vốn đầu tư ra nước ngoài của các quỹ QDII. Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc chỉ phê duyệt hạn ngạch 5,8 tỷ USD trong hai đợt trong năm nay, trong khi tiến trình phê duyệt thêm hạn ngạch QDII đã chậm lại.
Tianhong Asset Management, được hỗ trợ bởi Ant Group, đã tung ra ba sản phẩm QDII trong nửa đầu năm nay, theo dõi Chỉ số Nasdaq 100, cổ phiếu sản xuất cao cấp ở nước ngoài và cổ phiếu xe điện ở nước ngoài. Quy mô quỹ đầu tư [của Ant Group] vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.
Liu Dong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh quốc tế của Tianhong, cho biết: “Nhiều công ty quản lý tài sản gần đây cảm thấy rằng lượng đầu tư ra nước ngoài là không đủ và muốn nhiều hơn nữa”.
Các nguồn tin nói với Reuters tuần trước rằng chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng trong nước hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài thông qua Bond Connect.
(Theo ntdvn.net)