Samsung đã đóng cửa nhà máy cuối cùng của họ tại Trung Quốc do tác động của thương chiến Mỹ - Trung. (Nguồn ảnh: Getty Images).

 

 

 

 

 

Bộ phận quản lý doanh nghiệp của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản tại Đại Liên, Trung Quốc, thông báo vào ngày 30/9, họ sẽ đóng cửa nhà máy. Nhà máy Đại Liên của Toshiba sẽ sa thải hơn 1.000 nhân viên. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu của Samsung ở Ninh Ba sẽ đóng cửa, khiến hàng nghìn nhân viên biểu tình, đòi bồi thường, theo tin từ The BL.

 

 

Theo nhiều kênh truyền thông Trung Quốc đại lục, dẫn lời một nhân viên có gần 20 năm làm việc tại nhà máy Toshiba Đại Liên, ngày 13/8, ban lãnh đạo nhà máy đã triệu tập đại hội với khoảng 1000 người tham gia. Họ cho biết nhà máy sẽ đóng cửa vào ngày 30 tháng 8 và thông báo kế hoạch cho nhân viên nghỉ việc.

 

 

Động thái của Toshiba sau khi đóng cửa nhà máy sản xuất TV ở Đại Liên vào năm 2013.

 

 

 

Chi phí nhân công của doanh nghiệp tăng.

 

Một học giả tài chính cho rằng một yếu tố buộc Toshiba phải rút hoạt động kinh doanh khỏi Trung Quốc Đại lục là chi phí kinh doanh quá cao.

 

 

Ông nói: “Vấn đề là… chi phí lao động đã tăng lên một mức đáng ngạc nhiên. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc có động thái chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản và châu Âu, nhưng trên thực tế, nhiều chính sách lại rất thiếu thân thiện ”.

 

 

Theo một nhân viên trong nhà máy Toshiba Đại Liên, lương hàng tháng của công nhân vào khoảng 464 đô-la.

 

 

Toshiba Dalian Co., Ltd. được thành lập vào năm 1991 và có 30 năm lịch sử tại Trung Quốc.

 

 

Các báo cáo cho biết tập đoàn Toshiba sẽ đóng cửa 33 nhà máy và cơ sở nghiên cứu tại 24 thành phố ở Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm nay. Cơ quan nghiên cứu và sản xuất linh kiện chính xác sẽ chuyển sang Nhật Bản, trong khi dây chuyền sản xuất thiết bị điện sẽ chuyển hoạt động sang Việt Nam.

 

 

Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Samsung Ningbo thuộc Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, cũng sẽ đóng cửa. Hàng nghìn nhân viên của nhà máy này đã không đồng ý với kế hoạch bồi thường của công ty và vào ngày 9 tháng 9, họ đã giăng biểu ngữ và tuần hành để phản đối.

 

 

Nhiều hình ảnh tại hiện trường cho thấy các nhân viên của nhà máy đang tụ tập bên trong, tay cầm biểu ngữ ghi: “Samsung là nhà của tôi, tôi cần một công việc! Tôi cần phải nuôi sống gia đình mình! ”,“ Samsung qua cầu rút ván, không quan tâm đến đời sống công nhân ”, v.v., để phản đối việc đóng cửa nhà máy.

 

 

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 14/9, ông Quý Phong (Ji Feng), một học giả độc lập tại Bắc Kinh, cho biết dưới ảnh hưởng của môi trường kinh tế và chính trị ở Trung Quốc, các công ty xuyên quốc gia liên tiếp quyết định rút khỏi Trung Quốc.

 

 

Ông Quý Phong cho biết: “Toshiba và Samsung có thể sẽ rút toàn bộ vào cuối năm. Hiện tại, điều này cần được chia thành nhiều khía cạnh. Một yếu tố là môi trường kinh tế ngày càng xấu đi của Trung Quốc. Các nhà giáo dục có thể thấy, họ lo lắng rằng ngày mai thảm họa sẽ ập xuống đầu họ.”

 

 

Ông Quý Phong cho biết, Chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ khuyến khích các doanh nghiệp ở Trung Quốc về nước, do vậy đẩy nhanh việc các công ty rút khỏi thị trường nước ngoài.

 

 

Theo một tuyên bố được lưu hành trực tuyến, ban lãnh đạo của Samsung giải thích rằng việc đóng cửa nhà máy đóng tàu là do dịch bệnh, khiến đơn đặt hàng giảm mạnh sau khi các biện pháp giải cứu thất bại. Do đó, cách duy nhất còn lại là giải thể công ty trước. Việc Samsung chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc là sự tiếp nối của việc rút các nhà máy sản xuất điện thoại khỏi Thâm Quyến, Huệ Châu và thậm chí là nhà máy sản xuất TV duy nhất ở Trung Quốc đặt tại Thiên Tân.

 

 

Các tài liệu công khai cho thấy Công ty Công nghiệp nặng Samsung Ninh Ba là nhà máy đóng tàu và xếp dỡ số 1 của Samsung tại Trung Quốc. Công ty được thành lập vào tháng 12 năm 1995, với tổng số vốn đăng ký là 250 triệu đô la. Hiện tại, công ty này có hơn 4.500 nhân viên.

(Theo ntdvn.com)