Người di cư xếp hàng tại một điểm phân phát đồ ăn tại trung tâm tiếp nhận Chữ Thập Đỏ ở Via Tres, Turin, Ý, ngày 20 tháng 9 năm 2023. Theo Bộ Nội vụ Ý, gần 126.000 người nhập cư và người tị nạn đã vào nước này tính đến năm 2023, nhiều hơn gấp đôi so với trong cùng khoảng thời gian năm 2022. EPA/ALESSANDRO DI MARCO. Nguồn: ANSA / ALESSANDRO DI MARCO/EPA

 

 

ÂU CHÂU - Hơn 130.000 người di cư đã vào Ý trong năm nay - gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Nhiều người sẽ đến Riviera dei Fiori, hy vọng đây sẽ là điểm dừng chân cuối cùng của họ trước khi đến Pháp: một đất nước không hề muốn thấy họ.

 

Mỗi buổi sáng, hàng trăm người chờ đợi bên ngoài trung tâm cứu trợ Ventimiglia.

 

Trong khi chủ yếu là nam thanh niên, cũng có gia đình và trẻ em.

 

Họ được mời một bữa ăn nóng hổi trước khi khởi hành.

 

Nhiều người cố gắng vượt biên mỗi ngày. Amer [[ah-mair]] đến từ Sudan. Anh ấy đến Ý 16 ngày trước.

"Đúng vậy, tôi sợ cuộc hành trình. Đó là một cuộc hành trình khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng và thất bại cho đến khi thành công, theo ý Thượng đế.”

 

Cứ vài phút lại có các chuyến tàu khởi hành từ Ventimiglia đến Pháp.

 

Koulibaly đang đợi ở nhà ga, sẵn sàng lên tàu vào thời điểm cuối cùng có thể.

 

Hai tuần trước đó, chàng trai 18 tuổi đến từ Mali là một trong hàng nghìn người di cư đến đảo Lampedusa của Ý.

 

Bây giờ anh ấy đang chuẩn bị cho điều mà anh ấy hy vọng sẽ là chặng cuối trong cuộc hành trình của mình.

“Chuyến đi đến Địa Trung Hải thật là địa ngục. Nó phức tạp, rất phức tạp. Chúng tôi đã có rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trên đường đi. Chúng tôi đã đi qua Mali, Algeria, Tunisia. Mafia đã bắt chúng tôi, chúng tôi bị đàn áp, họ cố gắng bắt chúng tôi quay trở lại.”

 

Với những gì đã trải qua, anh ấy không quá lo lắng về cảnh sát Âu châu.

 

Cảnh sát Ý làm rất ít để ngăn chặn người di cư rời đi.

 

Nhưng khi đoàn tàu dừng ở ga đầu tiên xuyên biên giới, cảnh sát Pháp lập tức lên tàu và yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân.

 

SBS chứng kiến bốn người di cư bị giam giữ trên một chuyến tàu.

 

Hầu hết đều được xử lý trước khi gửi trở lại Ý. Chuyện này xảy ra hàng chục lần một ngày.

 

Những người khác, như Amer, sẽ cố gắng đi bộ dọc theo đường ray xe lửa, bất chấp rủi ro.

“Chúng tôi đã cố gắng vượt qua bốn lần nhưng chính phủ Pháp đã đuổi chúng tôi trở lại. Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ cho bạn vào nhưng nếu bạn lớn tuổi, họ sẽ gửi bạn về, họ sẽ không cho bạn vào Pháp.”

 

Một số người di cư sẽ cố gắng sử dụng con đường xuyên biên giới từng được những kẻ buôn lậu sử dụng.

 

Người dân địa phương gọi đây là “đèo tử thần” vì nó uốn lượng lên xuống một ngọn núi dốc.

 

Con đường rải rác những vật dụng người đi qua vứt bỏ.

 

Các tổ chức từ thiện giúp người tị nạn tin rằng 47 người di cư đã chết trong khu vực kể từ khi Pháp lần đầu tiên đình chỉ một phần các quy tắc di chuyển tự do của hiệp ước Schengen cách đây 8 năm.

 

 

Một chiếc thuyền của Cảnh sát biển Ý chở những người di cư gần cảng của đảo Lampedusa thuộc Sicilia, miền nam nước Ý, Thứ Hai, ngày 18 tháng 9 năm 2023. (Cecilia Fabiano/LaPresse qua AP). Người cung cấp hình ảnh: Cecilia Fabiano/ AP

 

 

Jacopo Colomba là tình nguyện viên của tổ chức viện trợ We World.

“Cảnh sát Pháp rất khắc nghiệt khi trong việc đẩy lùi người tầm trú, tôi có thể nói là chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều hành vi bất hợp pháp và cách cư xử tồi tệ, nhưng điều này sẽ không ngăn cản người ta tìm cách vượt biên… đây là những gì chúng tôi chứng kiến hàng ngày.”

 

Chính sách biên giới của Pháp đã bị Tòa án Công lý Âu Châu chỉ trích.

 

Các thẩm phán cho biết có một thủ tục chính thức để trục xuất một 'người di cư bất hợp pháp' và việc đẩy lùi chỉ nên được sử dụng như là biện pháp cuối cùng.

 

Thị trưởng của Ventimiglia, Flavio Di Muro, đồng ý. Ông ấy là người của đảng Lega cực hữu.

“Theo tôi, điều đó là không công bằng. Những người nhập cư này chủ yếu nói tiếng Pháp. Nhiều người có gia đình ở Pháp và có cơ hội hòa nhập ở Pháp hơn là ở Ý. Công việc của thị trưởng là trật tự công cộng, an ninh. Thật không may, hiện tượng di cư không phải là vấn đề hội nhập - nó liên quan đến các cuộc ẩu đả, tội phạm, nghiện rượu và suy thoái, bất hợp pháp.”

 

Người dân mà SBS trò chuyện thông cảm cho hoàn cảnh của những người di cư nhưng cảm thấy thật không công bằng khi thành phố nhỏ của họ phải chịu gánh nặng chăm sóc người di cư.

“Có quá nhiều người, quá nhiều. Ventimiglia nhỏ và khi đến Pháp, họ bị xua đuổi, không ai muốn thấy họ.”

“Họ nên cứ để người ta đi qua thôi, vì những người này đến từ các thuộc địa cũ của Pháp hoặc Anh nên họ muốn đến đó. Để được đoàn tụ với gia đình và người thân.”

 

Một số sẽ vượt qua được; biên giới quá dài để cảnh sát có thể kiểm soát toàn bộ.

 

Nhưng Ventimiglia sẽ nhanh chóng đón những đợt di cư tiếp theo - để chờ được vào Âu châu.