Chiết xuất pyrethrin từ hoa cúc có thể dùng để chế tạo một loại thuốc trừ sâu hiệu quả và thân thiện với môi trường. Ảnh: Vito Fusco.
KENYA - Các chuyên gia nông nghiệp nhận xét 'Pyrethrin là tự nhiên, hữu cơ, không có tác động môi trường. Và pyrethrin thân thiện với người dùng'.
Được phát hiện ở Ba Tư (Iran) vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, loài hoa cúc trừ trùng (hoặc tên khác là cúc trừ sâu) có thành phần hoạt chất pyrethrin, có thể dùng để tạo ra thuốc trừ sâu tự nhiên giúp nông dân tiêu diệt ve, kiến và rệp mà không gây hại cho sức khỏe của bất kỳ ai. Những người làm cỏ thoa thuốc mỡ pyrethrin lên gia súc của họ để xua đuổi ruồi và bọ ve.
Trong các ứng dụng phổ biến nhất của hoạt chất pyrethrin làm tê liệt các loài gây hại bằng cách tấn công hệ thần kinh trung ương của chúng. Ian Shaw, Giám đốc điều hành của Kapi Limited, giải thích: “Nếu bạn xịt một con côn trùng bằng chiết xuất từ cây cúc trừ sâu, trong 30 giây đầu tiên, nó bị loạn trí, cực kỳ hiếu động, sau đó rơi xuống sàn.
Pyrethrin cũng đã trở thành một công cụ đắc lực trong cuộc chiến toàn cầu chống lại các bệnh do muỗi truyền như sốt rét, một loại ký sinh trùng gây bệnh cho hơn một triệu người và giết chết hơn 400,000 người mỗi năm, trong đó có nhiều người ở Kenya.
Joel Maina Kibett, Giám đốc nông nghiệp của quận Nakuru, cách Nairobi, thủ đô Kenya, ba giờ lái xe về phía bắc cho biết: “Pyrethrin là loại thuốc trừ sâu quan trọng nhất trên thế giới. Pyrethrin là tự nhiên, hữu cơ, và không có tác động môi trường. Và pyrethrin thân thiện với người dùng”.
Vì hoa có thể thu hoạch hai tuần một lần nên tạo thu nhập ổn định cho người trồng gần như quanh năm. Và chúng có xu hướng phát triển đặc biệt nhanh chóng ngay sau cả hai mùa mưa ở Kenya, mang lại cho nông dân khoản tiền lời hai lần một năm.
Kibett nói “Nó đã mang lại rất nhiều điều tốt đẹp cho ngôi làng của chúng tôi”. Nửa tá tiệm thịt đã mở cửa hàng nhờ nhu cầu tăng khi mọi người kiếm được tiền từ cây cúc trừ trùng để mua thịt.
Quá khứ của cây cúc trừ trùng pyrethrum.
Khi Kenya tuyên bố độc lập vào năm 1963, cây cúc trừ trùng quan trọng đến mức Quốc huy của Kenya có một số bông hoa màu trắng và vàng cùng với một chiếc khiên chiến binh Masai và bên dưới chân của hai con sư tử. Cho đến ngày nay, tất cả trẻ em Kenya đều học về cây pyrethrum ở trường như một phần của chương trình giảng dạy quốc gia, theo Immaculate Maina, người giám sát nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản của Quận Nakuru.
Sản lượng pyrethrum đạt đỉnh vào những năm 1980, nhưng trong những năm 1990, ngành công nghiệp này bắt đầu suy giảm nhanh chóng và sụp đổ hoàn toàn, kéo theo nền kinh tế nông thôn đi xuống.
Kibett nói “Khi việc trồng pyrethrum đi xuống, không chỉ gia đình mà còn cả làng của tôi bị ảnh hưởng”.
Kibett kể lại “Không còn ai mua thịt nữa. Khách sạn và nhà hàng, cửa hàng bán quần áo đều đóng cửa. Một số gia đình thậm chí không thể tự nuôi sống. Những gì đã xảy ra là một thảm họa".
Phải đến năm 2018, hãng Pyrethrum Board mới có thể trả nợ cho người trồng. Hiện nay, khi ngày càng nhiều thuốc trừ sâu hóa học bị cấm và nhu cầu sử dụng cây cúc trừ trùng để làm thuốc trừ sâu tự nhiên tăng cao, ngành công nghiệp này đang bắt đầu quay trở lại.
Vào năm 2017, chính quyền hạt của Nakuru, cùng với nửa tá công ty pyrethrin tư nhân, đã bắt đầu phân phối cây giống pyrethrum cho 15.703 hộ gia đình nông dân, tạo ra thu nhập cho hơn 100.000 người Kenya.
Các vùng cao nguyên trung tâm của Kenya hoàn toàn thích hợp để trồng pyrethrin, loài hoa này phát triển mạnh ở độ cao trên 1,525 mét, và cũng dễ dàng phát triển trên các sườn dốc.
Trong trang trại của mình, Salome Wangari Mbugua đã dành cả ngày thứ Bảy để hái những bông hoa trắng nhỏ li ti trên những hàng pyrethrin mới trồng. Giống như Kibett, Mbugwa cũng giúp thu hoạch pyrethrin khi còn nhỏ.
Cho đến khi bà kết hôn và có con, pyrethrin đã không còn được trồng nữa. Bà trồng khoai tây và ngô. Thiệt hại do sâu bệnh và lũ lụt quá thường xuyên khiến tiền mặt của bà trở nên thiếu thốn, và có những lúc bà không thể nuôi được các con của mình.
Vì vậy, vào năm 2019, khi một công ty cây hoa cúc tư nhân mới đến làng để cung cấp cây giống, Mbugwa đã chớp lấy cơ hội. Giờ đây, chỉ trong hai tháng, Mbugwa kiếm được nhiều tiền từ cây kim châm như cô ấy đã làm từ khoai tây trong cả năm.
Tuy nhiên, việc nuôi trồng cây cúc trừ sâu vẫn còn nhiều thách thức. Trồng 0,4 héc-ta cần 22.000 cây giống với chi phí 850 USD - một mức giá vẫn còn nằm ngoài tầm với của nhiều người hàng xóm của Mbugwa.
Và, mặc dù chiết xuất pyrethrin bảo vệ các cây khác khỏi côn trùng và sâu bệnh, bản thân hoa có thể bị bọ trĩ đâm thủng lá hoặc tuyến trùng (một loại giun tròn) xâm nhập làm hỏng rễ. Trớ trêu thay, cả hai loại sâu bệnh đều có thể được xử lý bằng thuốc phun hóa học, nhưng nhiều nông dân cũng không đủ khả năng.
Trở lại nguồn gốc tự nhiên.
Khi ngành công nghiệp phục hồi, các thị trường mới cho pyrethrin có thể đẩy nhanh sự phục hồi của ngành. Thuốc trừ sâu hóa học đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng và được cho là nguyên nhân gây ra cái gọi là ngày tận thế của côn trùng, bao gồm cả sự suy giảm toàn cầu về ong mật.
Ngày nay, “các nước phát triển đang áp đặt mức dư lượng tối đa - để hạn chế lượng hóa chất mà nông dân có thể phun lên cây trồng”, Shaw giải thích. Pyrethrin, phân hủy tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt, là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, bởi vì “sau 24 giờ, không có gì còn lại”.
Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành để xác định xem liệu pyrethrin có thể được sử dụng để tiêu diệt châu chấu sa mạc đang phá hoại mùa màng trên khắp Đông Phi hay không.
Shaw cho biết, để chống lại châu chấu, Kenya đã sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có thể để lại dư lượng trên cây trồng trong vòng 6 tháng. Một nghiên cứu thực địa gần đây của Đại học Nairobi về một loại thuốc xịt dựa trên pyrethrin cho thấy nó đã giết chết hơn 96% châu chấu sa mạc trong 24 giờ. Vì phần lớn pyrethrin trên thế giới đã từng được sản xuất ngay tại đây, ở Kenya, Shaw coi việc trồng cây pyrethrum là một giải pháp hoàn hảo tiềm năng.
Shaw kết luận “Châu chấu sa mạc là một vấn đề của vùng Sừng châu Phi, và pyrethrum là một giải pháp giúp vùng này vượt qua dịch châu chấu".