Màn hình này từ một video trên không được quay vào ngày 28 tháng 10 năm 2019 cho thấy sông Mekong ở huyện Sungkom thuộc tỉnh Nong Khai, cách đập Xayaburi hơn 300 km (Ảnh của SUCHIWA PANYA / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Giới hạn florua trong "nước uống" của Trung Quốc là 1 triệu nanogram (ng)/lít - gấp 20.000 lần giới hạn florua trong "nước ngầm" của Nhật Bản là 50 ng. Nói cách khác, nước ngầm có hàm lượng florua vượt quá tiêu chuẩn tồi tệ nhất ở Nhật Bản - sạch hơn 180 lần so với nước uống thông thường ở Trung Quốc.

 

 

Các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thổi phồng về vấn đề "ô nhiễm nguồn nước của Nhật Bản", nhưng kết quả của cuộc khảo sát thật đáng kinh ngạc.

 

 

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, các trang web lớn của Trung Quốc đã đăng lại các bài báo từ các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, tuyên bố rằng nước ngầm của Nhật Bản bị ô nhiễm nghiêm trọng và có hàm lượng florua vượt quá tiêu chuẩn. 

 

 

Tuy nhiên, các báo cáo chỉ đề cập đến các tiêu chuẩn của Nhật Bản và tránh nói về các tiêu chuẩn của chính Trung Quốc. Một số bình luận cho rằng truyền thông của ĐCSTQ “cố tình muốn đưa mọi người xuống mương, và họ đều muốn đưa IQ và EQ của mọi người xuống mương".

 

 

Cùng ngày, Chinanews dẫn đầu trong việc xuất bản bài báo: “Fluoride hữu cơ vượt quá 110 lần! Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Osaka, Nhật Bản là rất nghiêm trọng".

 

 

Trong vòng chưa đầy một giờ sau đó, tất cả các trang web chính thức lớn và các trang web cổng thông tin Trung Quốc đã đăng lại tin này.

 

 

Theo báo cáo, Bộ Môi trường Nhật Bản đã tiến hành khảo sát nồng độ các hợp chất florua hữu cơ trong các con sông và nước ngầm trên khắp cả nước, và phát hiện ra rằng nồng độ các hợp chất florua hữu cơ tại 21 địa điểm thuộc 12 tỉnh đều vượt quá tiêu chuẩn tạm thời về chất lượng nước. 

 

 

Trong số đó, nồng độ các hợp chất florua hữu cơ trong nước ngầm ở thành phố Osaka là 5.500 nanogram/lít, cao hơn 110 lần so với tiêu chuẩn. Báo cáo cho biết tiêu chuẩn dự kiến ​​của Nhật Bản là 50 nanogram/lít.

 

 

Tencent cũng đã dựng tin này thành phim và cho biết: “Đất nước chúng tôi đã thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để kiểm soát các thành phần này, vì vậy đừng lo lắng, nhưng tình hình ở Nhật Bản còn nghiêm trọng hơn”.

 

 

Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát thật đáng kinh ngạc, vì theo “Tiêu chuẩn vệ sinh nước uống” của Trung Quốc (GB5749-2006) do Ủy ban Y tế ĐCSTQ công bố, yêu cầu về hàm lượng florua lên đến 1 triệu nanogram/ lít.

 

 

 

 

Hai công nhân dọn rác dọc theo bờ sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp ở Nghi Xương, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 1/8/2010. Các lớp rác trôi nổi trên sông Dương Tử đang đe dọa làm tắc nghẽn đập thủy điện Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc , phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin vào ngày 2 tháng 8. (Nguồn ảnh: China Out / STR / AFP / Getty Images)

 

 

 

 

Nói cách khác, giới hạn florua trong "nước uống" của Trung Quốc gấp 20.000 lần giới hạn florua trong "nước ngầm" của Nhật Bản. Và nước ngầm có hàm lượng florua vượt quá tiêu chuẩn tồi tệ nhất ở Nhật Bản sạch hơn 180 lần so với nước uống thông thường ở Trung Quốc.

 

 

Một topic "Florua hữu cơ trong mạch nước ngầm Osaka, Nhật Bản vượt tiêu chuẩn khoảng 110 lần" trên mạng xã hội Weibo, lượng đọc lên tới 299.000 lượt, nhưng tính đến thời điểm viết bài thì chỉ còn 10 bình luận, hầu hết các bình luận đã biến mất.

 

 

 

‘Nước, nước ở mọi nơi nhưng không có giọt nào để uống’

Trong cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc”, ông Peter Navarro - Cố vấn thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Trump - đã nói về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc bằng một cách mô tả hài hước nhưng sâu sắc: “Nước, nước rất nhiều nhưng không có giọt nào để uống”.

 

 

 

Chiếm tới 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% nước ngọt thế giới; nhiều vùng đất rộng lớn ở nước này – bao gồm hơn 100 thành phố - phải chịu hạn hán triền miên. Bất chấp thực tế thiếu nước, ĐCSTQ vẫn không có cách khắc phục tình trạng ô nhiễm và “cho phép” 70% toàn bộ sông suối, ao hồ và 90% nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

 

 

Sự nguy hại ấy gây ra bởi hàng tỷ tấn chất thải công nghiệp chưa xử lý, phân hóa học, nước thải chưa qua xử lý của người và động vật thải ra từ khắp mọi nơi - từ các nhà máy hóa chất, sản xuất thuốc và sản xuất phân bón, từ nhà máy thuộc da, sản xuất giấy hay những trang trại nuôi lợn. 

 

 

Chính vì hàng loạt khối chất thải chưa xử lý đó được thải ra, hàng tỷ dân Trung Quốc phải uống nước ô nhiễm hàng ngày.

 

 

Trong cuốn “China Safari”, một nhà khoa học Trung Quốc mô tả: “Chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người tới châu Phi trước khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta”.

 

 

 

 

Trên thực tế, sống Dương Tử nhận hơn 1 tỷ tấn nước thải mỗi năm từ hơn 3.000 ngành công nghiệp và công ty khai thác mỏ (Ảnh: Getty Images)

 

 

 

 

 

Trên thực tế, sông Dương Tử nhận hơn 1 tỷ tấn nước thải mỗi năm từ hơn 3.000 ngành công nghiệp và công ty khai thác mỏ. Khoảng 50 chất ô nhiễm đã được xác định trong nước của sông, bao gồm nhiều chất độc như chì, thủy ngân, cadmium, crom, asen, xyanua và phenol cũng như các sản phẩm gây ô nhiễm từ ngành công nghiệp hóa chất, nhà máy giấy và nông nghiệp (bao gồm nitrat, phốt phát và xenlulo).

 

 

Đến năm 2003, chỉ một số nhà máy xử lý nước thải được hoàn thành. Và dù chính phủ Trung Quốc đã tiêu tốn 2,55 tỷ USD cho các dự án làm sạch, chất lượng nước vẫn không được cải thiện trên sông Dương Tử.

 

 

Chất thải đô thị cũng là một phần của 16,6 tỷ tấn chất thải được dòng sông mang theo kể từ năm 1988.

 

 

Vì thế, không có gì lạ khi các loại cá “made in China” cũng bị phát hiện có chứa các loại thuốc trừ sâu khác như tolyfluanid với hàm lượng 0,022 ppm; deltamethrin (0,026 ppm), acrinathrin (0,005 ppm) và tebufenpyrad (0,001ppm). Theo các nhà nghiên cứu, những loại thuốc trừ sâu này gây nguy hại cho sức khỏe như ung thư, loét miệng, khó nuốt và đau bụng sau khi ăn phải. Ngoài thuốc trừ sâu, cá nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có chứa quá nhiều kim loại nặng.

 

 

Theo báo cáo, cá rô phi của Trung Quốc chứa 42,7 ppm chì, cao gấp 427 lần giới hạn cho phép là 0,1 ppm của cả Tổ chức Nông lương và Y tế Thế giới. Lượng chì quá cao có thể làm giảm trí lực, tổn thương hệ thần kinh và cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ em. Đồng thời, nó cũng gây ra huyết áp cao, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tổn thương thận, não và giảm khả năng sinh sản ở người trưởng thành.

 

 

Tháng 6/2015, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc nhận định rằng gần 2/3 nước ngầm và 1/3 nguồn nước không an toàn cho người dân.

 

 

Tuần báo của hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết có hàng trăm triệu người Trung Quốc uống nước nhiễm chất thạch tín (arsenic), fluoride và iodine. Do sử dụng nguồn nước nhiễm các hóa chất này trong nhiều năm nên có hàng chục triệu người lâm bệnh hiểm nghèo và có nguy cơ mắc bệnh nan y.

(Theo ntdvn.com)