Tổng thư ký Antonio Guterres (trái) phát biểu với giới truyền thông trong khi Thủ tướng Đông Timor Xanana Gusmao nhìn (AAP) Nguồn: AAP / ANTONIO DASIPARU/EPA

 

 

 

Tuần này đánh dấu 25 năm kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý do Liên Hợp Quốc dẫn đầu quyết định sự độc lập của Đông Timor khỏi sự kiểm soát của Indonesia. Úc đã đóng một vai trò then chốt trong vai trò gìn giữ hòa bình giúp đảo quốc này tiến hành trưng cầu dân ý thành công. Tổng thư ký Liên hợp quốc đã có mặt tại Đông Timor để kỷ niệm sự kiện ngày độc lập của đảo quốc này.

 

Đây là những âm thanh của sự chào đón tưng bừng người dân Timor-Leste dành cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, người có mặt để tham dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày độc lập của đảo quốc này.

 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Timor-Leste Xanana Gusmao nhắc lại thời gian khó khăn thử thách của những ngày đầu tiên độc lập.

”Thật khó khăn. Năm năm đầu tiên có vô vàn những khó khăn. Lại thêm không có tiền và chúng tôi phải đi xin tiền chỗ này chỗ kia, cho đến khi, dần dần, từ năm 2005 trở đi, chúng tôi bắt đầu có được một ít tiền từ dầu lửa."

 

Nhưng Antonio Guterres đã nói tại buổi mit-ting của quốc gia rằng Timor-Leste đã đi được một chặng đường dài kể từ đó.

 

"Trong 25 năm kể từ cuộc trưng cầu dân ý, Timor-Leste đã thực hiện các biện pháp nhất quán và dời non lấp bể để tạo ra một xã hội đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân Timor."

 

Chính Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò then chốt trong nền độc lập của quốc gia này, bằng cách giám sát cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tách khỏi Indonesia. Trước 1975, Timore Leste là thuộc địa của Bồ Đào Nha, và Indonesia đã tiếp quản lãnh thổ này từ đó đến 1999.

 

Ian Martin là nhân viên Liên hợp quốc đã có mặt tại đảo quốc để giám sát cuộc bỏ phiếu trưng cần dân ý để bảo đảm nó diễn ra thành công trước những lời đe dọa bạo lực.

”Đó thực sự là thời điểm mà lòng dũng cảm và sự quyết tâm của người Timor đã thể hiện rõ, bởi vì lúc đó dù một số người đã phải di tản và ẩn núp trên đồi nhưng vẫn có người đến đăng ký bỏ phiếu. Và chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chúng tôi sắp có đủ số cử tri cần thiết, và cuối cùng thì con số vượt quá con số mà các chuyên gia bầu cử đã ước tính.”

 

Dù có sự bảo trợ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, nhưng cái giá của sự độc lập thì cũng không nhỏ, không ít người dân Timor-Leste đã ngã xuống để thực hiện quyền tự quyết của mình.

 

Damien Kingsbury là Giáo sư danh dự tại Đại học Deakin nói, lúc đó ít nhất 1.400 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc trả thù do lực lượng dân quân Indonesia chỉ huy và được quân đội nước này hỗ trợ - nhưng điều đó đã giúp củng cố mong muốn độc lập của người Timor-Leste.

”Bạo lực và tàn phá do quân đội Indonesia và lực lượng dân quân ủy quyền của họ gây ra đã thực sự làm tình hình chao đảo. Lúc đó tại Úc cũng đã xảy ra một cuộc biểu tình quốc tế rất đáng chú ý và gây nhiều áp lực lên chính phủ cũng như thủ tướng John Howard thời bấy giờ, người đã rất miễn cưỡng đồng ý gửi quân đội Úc tới tham gia trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vài tuần sau đó. Ông ấy chỉ làm điều đó dưới áp lực của Hoa Kỳ.”

 

Ngày nay, nền dân chủ của Timor-Leste được xếp hạng trong số những nền dân chủ mạnh mẽ nhất trong khu vực.

 

Nhưng Tiến sĩ Kingsbury cho biết dầu khí đã giúp thúc đẩy nền kinh tế và sự giàu có của quốc gia, nhưng sự phụ thuộc vào dầu khí như nguồn thu chính lại đặt ra những thách thức mới cho đảo quốc này.

”Chính phủ kể từ đó đã tiếp tục chi tiêu vượt quá khả năng của họ. Kết quả là, Timor-Leste đã cạn kiệt nguồn xăng dầu - quỹ tài sản mà đất nước này chủ yếu dựa vào. Theo ước tính hiện tại, với mức chi tiêu hiện tại, có vẻ như nó sẽ cạn kiệt trong vòng 8 đến 10 năm tới.”