Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images

 

 

 

 

 

 

Hôm thứ Ba (9/3), các “chuyên gia” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thúc giục Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép Trung Quốc xây dựng và điều hành cơ sở dữ liệu “hộ chiếu vắc-xin” toàn cầu khi mọi người trên trái đất đều được tiêm vắc-xin coronavirus.

 

 

Ngày 10/3. ĐCSTQ đã đưa ra hệ thống “hộ chiếu vắc-xin” trong nước, mặc dù các quan chức WHO thúc giục các quốc gia không thực hiện hệ thống như vậy do khả năng tiếp cận vắc-xin không bình đẳng và sự đa dạng về chất lượng của các dịch vụ hiện hành trên khắp thế giới.

 

 

“Hộ chiếu vắc-xin” hay Chứng nhận kỹ thuật số xác nhận một người đã được tiêm vắc-xin coronavirus tham gia vào “hệ thống uy tín xã hội” lớn hơn của Trung Quốc, vốn là hệ thống đánh giá công dân và trao cho họ “điểm số” dựa trên mức độ ĐCSTQ phê chuẩn hành vi của họ. Hành vi được đánh giá có thể khác nhau, từ việc xả rác bừa bãi và làm tình nguyện viên, dẫn đến điểm tín nhiệm xã hội tương ứng thấp hơn hoặc cao hơn, cho đến việc thể hiện ý kiến ​​ủng hộ hoặc chống lại ĐCSTQ trong cộng đồng.

 

 

 

Hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc đã ngăn cản hàng triệu công dân đi du lịch thông qua việc cấm họ mua vé máy bay, tàu hỏa hoặc phương tiện giao thông công cộng. Tương tự, Trung Quốc cũng đang hạn chế những công dân chưa tiêm vắc-xin coronavirus đi lại trên diện rộng.

 

 

 

Ngày 9/3, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, một kênh truyền thông của Bắc Kinh đề xuất rằng, ĐCSTQ có thể xây dựng một hệ thống giám sát quốc tế “hộ chiếu vắc-xin” trong một tuần thông qua các công ty công nghệ lớn của mình. Đề xuất dường như là một phản ứng đối với WHO, vốn không khuyến khích các quốc gia xây dựng một hệ thống như vậy.

 

 

 

“Các chuyên gia Trung Quốc đã lưu ý hôm ngày 9/3 rằng, Trung Quốc có thể giúp đỡ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật cho WHO để giải quyết vấn đề này”, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, “vì Trung Quốc là quốc gia có kinh nghiệm nhất trên thế giới trong việc sử dụng hệ thống mã y tế, trong khi WHO là nhà tổ chức thích hợp nhất trong vấn đề này để đảm bảo tính độc lập, công bằng và bảo mật dữ liệu".

 

 

 

Các “chuyên gia” được ĐCSTQ phê duyệt trích dẫn trong bài báo lập luận rằng, vì Trung Quốc đã tiến hành giám sát hàng loạt công dân của mình, vi phạm nhân quyền trong nhiều năm, nên việc mở rộng hệ thống đó ra phần còn lại của thế giới sẽ không phải là  thách thức lớn về công nghệ.

 

 

 

“Về mặt công nghệ, tôi tin rằng các công ty Trung Quốc có thể xây dựng một nền tảng dữ liệu quốc tế chỉ trong một tuần,” một trong những chuyên gia đó, người đứng đầu một tổ chức Trung Quốc được xác định là “Liên minh Tiêu thụ Thông tin”, tuyên bố. “WHO có thể soạn thảo các quy tắc, thủ tục và định dạng dữ liệu. Trung Quốc rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật để thiết lập nền tảng dữ liệu vì nước này có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này”.

 

 

 

Tờ báo nhấn mạnh rằng, việc Trung Quốc tham gia vào một chương trình giám sát sức khỏe toàn cầu "đảm bảo sẽ không cô phụ sự tin tưởng của công chúng".

 

 

 

Thời báo Hoàn cầu dường như không tin tưởng đáng kể vào khả năng WHO đồng ý với một thỏa thuận như vậy, mặc dù trong suốt đại dịch, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã nhiều lần bị buộc tội là đã hậu thuẫn để Trung Quốc ra lệnh cho thế giới phản ứng với virus như thế nào, bao gồm cả việc phát tán thông tin sai lệch rằng virus không lây truyền từ người sang người. Thay vào đó, tờ báo trích dẫn các nhà quan sát khác của chính phủ Trung Quốc, những người cho rằng, Trung Quốc không nên trông chờ vào WHO, mà trái lại, nên gây áp lực với các quốc gia khác để đạt được thỏa thuận hộ chiếu vắc-xin song phương. Các thỏa thuận giả định sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại giữa Trung Quốc và quốc gia đồng ý đối với những cá nhân có thể xuất trình giấy tờ chứng minh họ đã được tiêm vắc-xin coronavirus.

 

 

 

Các quan chức Trung Quốc được cho là đang cố gắng thuyết phục chính quyền của Tổng thống Joe Biden công nhận vắc-xin do Trung Quốc sản xuất là có hiệu quả để thực hiện kế hoạch này với Hoa Kỳ, đổi lại, Trung Quốc công nhận vắc-xin do Mỹ sản xuất.

 

 

 

Trung Quốc đã phê duyệt hai loại vắc-xin phòng ngừa virus corona của mình: một loại do công ty Sinovac Biotech sản xuất đã được các nghiên cứu cho biết có hiệu quả 50,38% trong việc ngăn chặn virus và loại thứ hai do công ty Sinopharm sản xuất, đã thử nghiệm với hiệu quả 72,51%. Hoa Kỳ đã phê duyệt ba loại vắc-xin: Pfizer, được thử nghiệm ở mức hiệu quả 95%; Moderna, được thử nghiệm ở mức hiệu quả khoảng 94%; và loại vắc-xin được chấp thuận gần đây nhất, do Johnson & Johnson phát triển, được cho là có hiệu quả 66% chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, kể cả những bệnh nhẹ.

 

 

 

ĐCSTQ hy vọng sẽ thuyết phục các quốc gia vốn chấp thuận sử dụng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với công dân Trung Quốc đã được tiêm chủng, Thời báo Hoàn cầu cho biết ngày 9/3.

 

 

 

“Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, rất có thể và trên thực tế, Trung Quốc và các nước đã phê duyệt vắc-xin của Trung Quốc, chẳng hạn như Malaysia, Singapore và Indonesia bắt đầu thừa nhận nhau”; theo Thời báo Hoàn cầu, “hoặc một số quốc gia láng giềng có nhu cầu thiết thực nối lại các mối quan hệ trao đổi, chẳng hạn như Hàn Quốc và Nhật Bản; hoặc các tổ chức trong khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; hoặc bất kỳ quốc gia nào khác sẵn sàng hợp tác”.

 

 

 

Sự tăng cường thúc đẩy của Bắc Kinh đối với các chương trình “hộ chiếu vắc-xin” đã bị WHO nghiêm khắc từ chối vào hôm thứ Hai (8/3). Tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO cảnh báo rằng, có rất nhiều “cân nhắc về khía cạnh thực tế và đạo đức” liên quan đến các chương trình [hộ chiếu vắc-xin] và kêu gọi các quốc gia không xem xét vào thời điểm này.

 

 

 

Ông Ryan tranh luận: “Vắc-xin hiện tại không đủ để phân phối cho toàn thế giới và chắc chắn cơ sở phân phối là không công bằng”, ông Ryan cho rằng, điều này sẽ khiến hệ thống được gắn thêm nhãn “bất công bằng và bất bình đẳng”.

 

 

 

Chương trình “hộ chiếu vắc-xin” của Trung Quốc vừa được triển khai hoạt động thông qua WeChat, một mạng xã hội do chính phủ Trung Quốc kiểm soát, kiểm duyệt và sử dụng để giám sát công dân của mình. Các cá nhân được tiêm chủng sẽ có mã QR trên WeChat cho phép các quốc gia khác xác nhận tình trạng tiêm chủng của họ. Hiện tại, chưa có quốc gia nào đồng ý tiếp cận chứng nhận này, mặc dù các quan chức Trung Quốc có thể sẽ sử dụng chương trình này để hạn chế việc đi lại trong nước.

 

 

 

Ít nhất là tử tháng 11/2020, Nhà độc tài Tập Cận Bình đã cố gắng bán công khai hệ thống mã QR. Cùng tháng, ông Tập đã tham dự cuộc họp thường niên của các quốc gia G20 tổ chức trực tuyến và kêu gọi họ mua chương trình ứng dụng của Trung Quốc.

 

 

 

“Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia tham gia cơ chế này. Chúng ta cần tiêu chuẩn hóa hơn nữa các chính sách và thiết lập các lộ trình nhanh chóng để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng người di chuyển một cách có trật tự”, ông Tập nói với các nhà lãnh đạo thế giới.

 

 

 

Trung Quốc đã hạn chế rất nhiều việc đi lại thông qua hệ thống “uy tín xã hội”. Nhà nước coi những cá nhân có điểm số tín nhiệm xã hội thấp là “không đáng tin cậy” và cấm họ mua vé đi du lịch, ngay cả trong nước, nếu điểm của họ quá thấp. Tính đến tháng 3/2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, có hơn 13 triệu người đã bị mất quyền đi lại trong Trung Quốc do bị phân loại là không đáng tin cậy vì không trung thực", Thời báo Hoàn cầu đưa tin vào tháng 5/2019, nhưng không nói rõ về hành vi "không trung thực” cụ thể là thế nào.

 

 

 

Các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới đã cảnh báo rằng Trung Quốc sử dụng hệ thống tín nhiệm xã hội để hạn chế quyền của những người bất đồng chính kiến, các nhóm tôn giáo và những người khác được coi là mối đe dọa đối với chủ nghĩa cộng sản, thay vì chỉ những cá nhân có hồ sơ tội phạm.

(Theo ntdnv.com)