Chính quyền Trung Quốc có vẻ “yêu thích” việc nhái các công trình lịch sử, xem ra, tin tức về “Vạn Lý Trường Thành nhái” này cũng không còn là “tin sốc” đối với cả người dân Trung Quốc và thế giới nữa (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

Chính quyền Trung Quốc đã chi hàng chục triệu USD để một xây dựng công trình Vạn Lý Trường Thành “nhái”, gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội Trung Quốc về mục đích, giá trị sử dụng, và những tác động đến môi trường sinh thái.

 

 

Vạn Lý Trường Thành là công trình nổi tiếng ở Bắc Kinh, gắn liền với hình ảnh của vị hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng. Vua Tần đã cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc du mục thiểu số nơi biên giới.

 

 

‘Hàng nhái cao cấp’ Vạn Lý Trường Thành

Điều thú vị là một công trình Vạn Lý Trường Thành “nhái” đã “mọc lên’, được xây dựng trên một dãy đồi dài 4km với những bức tường nối dài, chia theo từng tháp canh, y hệt di tích Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh.

 

 

Công trình “nhái” này được khởi công vào năm 2013 ở Nam Xương với tổng vốn đầu tư lên đến 14,6 triệu USD, khiến cho cư dân mạng và người dân phẫn nộ vì chính quyền địa phương đã chi ra một khoản tiền lớn như vậy cho một công trình “chà đạp giá trị lịch sử”.

 

 

Bức tường giả cũng được xây dựng trên đồi với nhiều tháp quan sát giống Vạn Lý Trường Thành thật, tuy nhiên, về độ dài, nó thua xa bản gốc. Vạn Lý Trường Thành kéo dài gần 9.000 km trong khi phiên bản nhái chỉ dài 4 km.

 

 

Theo quản lý Vạn Lý Trường Thành “nhái” cho biết, công trình “nhái” đã mang lại “lợi ích to lớn”; khu rừng du lịch sinh thái nơi xây Vạn Lý Trường Thành “nhái” đã đón 650.000 lượt khách/năm kể từ khi đi vào hoạt động, tăng gấp 10 lần so với trước khi bức tường được xây dựng.

 

 

Cư dân mạng “ngao ngán” đùa rằng: “Vạn Lý Trường Thành ở Nam Xương khá đẹp đấy chứ. Không có vấn đề bản quyền gì đúng không?”

 

 

Công trình ‘nhái’ vô nghĩa và lãng phí

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn bởi giá trị, ý nghĩa lịch sử hàng ngàn năm. Vì vậy, xây dựng thêm Vạn Lý Trường Thành “nhái” là điều “vô nghĩa”, lãng phí và có thể khiến du khách nước ngoài hiểu lầm.

 

 

“Quá lãng phí tiền bạc để làm ra bức tường nhái kém chất lượng này. Chúng ta chỉ có một Vạn Lý Trường Thành. Sự duy nhất đó thể hiện giá trị của di tích”, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc bình luận.

 

 

“Nếu địa phương nào cũng học đòi xây Vạn Lý Trường Thành nhái kiểu này thì giá trị lịch sử của di tích thật thể hiện ở đâu? Vạn Lý Trường Thành tại Bắc Kinh mới là di tích thực sự”, một người khác nêu ý kiến.

 

 

Bức tường “Vạn Lý Trường Thành” nhái này đã được xây dựng cắt ngang qua một khu rừng. Nhiều người lo ngại rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và quần thể động vật hoang dã, khiến động vật hoang dã mất nơi sinh sống

 

 

Trung Quốc nổi tiếng với ‘hàng nhái quốc tế’

Trung Quốc đã từng nổi tiếng với việc sao chép các tòa nhà nổi tiếng như tháp Eiffel và Tượng Nữ thần Tự do.

 

 

Năm 2014, một bản sao tượng nhân sư Ai Cập đã phải tháo dỡ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc sau khi chính phủ Ai Cập chỉ trích về việc sao chép này.

 

 

Vào năm 2016, nghệ sĩ người Anh Wendy Taylor cáo buộc rằng một công trình đồng hồ ở Thượng Hải là bản sao của tác phẩm điêu khắc Timepiece – biểu tượng của London.

 

 

Chính quyền Trung Quốc có vẻ “yêu thích” việc nhái các công trình lịch sử, xem ra, tin tức về “Vạn Lý Trường Thành nhái” này cũng không còn là “tin sốc” đối với cả người dân Trung Quốc và thế giới nữa.

(Theo ntdvn.com)