Ảnh minh họa con chip. (Shutterstock)
 

QUỐC TẾ - Hôm Chủ nhật (21/5), Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo rằng các sản phẩm của nhà sản xuất chip Micron Technology có trụ sở tại Boise, Idaho, Mỹ đã không vượt qua được bài đánh giá, do đó Bắc Kinh sẽ cấm các nhà khai thác cơ sở hạ tầng trọng yếu trong nước mua sản phẩm của Micron Technology.

 

Vào cuối tháng 3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi xướng một cuộc rà soát an ninh quốc gia đối với Micron Technology, một trong ba gã khổng lồ trên thị trường sản xuất chip nhớ DRAM toàn cầu, và nổi tiếng không thua kém gì Samsung Electronics và SK Hynix của Nam Hàn.

 

Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo các sản phẩm của Micron Technology đã không vượt qua được đánh giá an ninh mạng, vì vậy Bắc Kinh sẽ cấm các nhà khai thác cơ sở hạ tầng trọng yếu mua hàng từ công ty này.

 

Quyết định trên được công bố trong bối cảnh tranh chấp về công nghệ chip giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể bao trùm các lĩnh vực từ viễn thông, dịch vụ thông tin, năng lượng, giao thông, tài nguyên nước đến tài chính, theo định nghĩa chung của quốc gia châu Á về cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.

 

CAC cho biết trong một tuyên bố "Đánh giá cho thấy các sản phẩm của Micron Technology gây rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng, gây rủi ro bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia".

 

Hôm 21/5, Micron Technology cho biết họ đã nhận được thông báo của CAC về kết luận đánh giá các sản phẩm của công ty được bán ở Trung Quốc và mong muốn "tiếp tục đối thoại với chính quyền Trung Quốc".

 

CAC không cung cấp thông tin chi tiết về những rủi ro mà họ đã tìm thấy cũng như những sản phẩm nào của Micron Technology sẽ bị ảnh hưởng.

 

Các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm của ĐCSTQ có tác động hạn chế đối với Micron Technology; trong khi đó các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đã kêu gọi các công ty Hoa Kỳ xem xét cẩn trọng việc đầu tư vào Trung Quốc.

 

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gian dối

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết: “Hành động này, cùng với các cuộc tấn công và nhắm mục tiêu gần đây vào các công ty Mỹ khác, đi ngược lại những khẳng định gần đây của Trung Quốc rằng họ đang mở cửa thị trường".

Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo họ sẽ liên hệ với giới chức Trung Quốc để yêu cầu lời giải thích.

 

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết thêm: “Chúng tôi cũng sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác quan trọng để đảm bảo rằng chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết những biến dạng trên thị trường chip nhớ do các hành động của Trung Quốc gây ra”.

 

Hôm 23/4, tờ Financial Times đưa tin Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu chính phủ Nam Hàn thúc giục các nhà sản xuất chip của Nam Hàn không lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào trên thị trường chip Trung Quốc. Động thái này liên quan đến việc Trung Quốc có thể cấm bán chip của Micron Technology tại thị trường nội địa của nước này. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy Hoa Kỳ đang đoàn kết với các đồng minh của mình trong cuộc chiến chống lại sự “cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc.

 

Động thái của ĐCSTQ có tác động ‘hạn chế’

Các nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư Jefferies kỳ vọng lệnh cấm của Trung Quốc sẽ có tác động hạn chế đối với Micron Technology, vì khách hàng chính của Micron Technology tại thị trường Trung Quốc là các công ty điện tử tiêu dùng như điện thoại thông minh và nhà sản xuất máy tính, thay vì các nhà cung cấp hạ tầng cơ sở.

 

Thông báo của Ngân hàng đầu tư Jefferies có đọan nói "Vì các sản phẩm DRAM và NAND của Micron Technology chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều trong các máy chủ, nên chúng tôi tin rằng phần lớn doanh thu của họ ở Trung Quốc không đến từ các công ty viễn thông và chính phủ. Do đó, tác động cuối cùng đối với Micron Technology sẽ rất hạn chế".

 

Khoảng 10% doanh thu của Micron Technology đến từ Trung Quốc, nhưng không rõ liệu lệnh cấm của Trung Quốc có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty tại Trung Quốc cho các khách hàng không phải người Trung Quốc hay không.

 

Theo Jefferies, Micron Technology đã tạo ra 5,2 tỷ USD doanh thu từ Trung Quốc và Hong Kong vào năm ngoái, chiếm khoảng 16% tổng doanh thu. Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn hàng hóa của Micron Technology vào Trung Quốc được mua bởi các tập đoàn không phải người Trung Quốc để sử dụng cho các sản phẩm được tạo ra trong nước.

 

Cấm chip Micron Technology có phải là đòn trả đũa của ĐCSTQ?

Theo tờ Bloomberg, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố riêng rằng cuộc điều tra Micron Technology là một phần của xu hướng được kiểm soát bởi các lực lượng "ủng hộ trả đũa" ở Bắc Kinh, nơi mà các cân nhắc về an ninh quốc gia ngày càng quan trọng hơn các cuộc thảo luận về kinh tế.

 

Ông Holden Triplett, nhà sáng lập công ty quản lý rủi ro địa chính trị Trenchcoat Advisors và cựu nhân viên phản gián của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), nói với tờ Bloomberg rằng không có lời giải thích nào khác cho quyết định của CAC ngoài việc trả đũa cho việc hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ.

Ông Christopher Miller, giáo sư tại Đại học Tufts (Mỹ) và là tác giả của cuốn sách 'Cuộc chiến chip: Cuộc chiến giành công nghệ quan trọng nhất thế giới', cho biết thời điểm thông báo của CAC rất quan trọng, khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G7 (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada) tại Nhật Bản.

 

Ông Miller nói: “Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc tận dụng hội nghị thượng đỉnh G7… để trả đũa một nhà sản xuất chip lớn của Mỹ”.

 

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/5 cho biết các quốc gia G7 đã đồng ý "giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc". Các nhà lãnh đạo G7 cũng đồng ý thiết lập một sáng kiến để chống lại "sự cưỡng ép" về kinh tế.

 

Ông Christopher Miller cho hay: “Trường hợp này có thể là một thử nghiệm ban đầu với những nỗ lực của G7 trên mặt trận này”.

 

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở Tokyo trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, những người đứng đầu các nhà sản xuất chip bao gồm TSMC, Samsung Electronics, Intel và Micron của Nam Hàn đã mô tả các kế hoạch tái xây dựng Nhật Bản thành một cường quốc bán dẫn.

 

Micron Technology cho biết họ dự kiến ​​đầu tư tới 500 tỷ yên (3,7 tỷ USD), bao gồm cả trợ cấp của nhà nước Nhật Bản, để xây dựng một nhà máy ở Hiroshima nhằm giới thiệu công nghệ 10 nanomet và sử dụng nó trong các sản phẩm DRAM thế hệ tiếp theo.

 

Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, nói với tờ Bloomberg hôm 16/5 rằng thỏa thuận của Micron Technology với Nhật Bản về viện trợ tài chính để sản xuất chip nhớ thế hệ tiếp theo, tạo tiền lệ để chống lại "sự ưỡn ép" của Trung Quốc.

 

Ông Miller nói: “Trường hợp này có thể là một phép thử ban đầu đối với những nỗ lực của G7 trong vấn đề này”.

 

Hôm 4/4, vài giờ sau khi Nhật Bản cùng Hoa Kỳ hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ sản xuất chip xử lý, các quan chức Trung Quốc đã công bố đánh giá chính thức về Micron Technology theo luật bảo mật thông tin.

 

Các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo các công ty Mỹ xem xét cẩn trọng việc đầu tư vào Trung Quốc

Động thái của ĐCSTQ cũng bị các thành viên của Quốc hội Mỹ lên án.

 

Ông Raja Krishnamoorthi, một đảng viên Đảng Dân chủ từ tiểu bang Illinois và là thành viên cấp cao của Ủy ban Hạ viện Mỹ chuyên về Trung Quốc, nói với tờ Bloomberg: "Mọi doanh nghiệp ở Mỹ nên đặt câu hỏi: Đầu tư vào Trung Quốc bây giờ có tốt hơn không? Trung Quốc đang làm điều đó mỗi ngày. Làm cho việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, hay chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của chúng ta?".

 

Ông Krishnamursi nói: “Các hành động của ĐCSTQ đã khiến các công ty Mỹ ngày càng dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn và chúng tôi trong Quốc hội cần giúp họ trở về quê hương và tái đầu tư vào Hoa Kỳ dễ dàng hơn”.

 

Ông nói với tờ Bloomberg: "Không một doanh nghiệp nước ngoài nào đang hoạt động tại Trung Quốc nên bị lừa bởi thủ đoạn này. Đây là những hành động chính trị thuần túy và đơn giản, do đó bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành ví dụ tiếp theo”.

 

Cuộc xung đột Mỹ - Trung leo thang đã kéo theo những lo ngại rằng thế giới có thể bị tách rời hoặc chia thành các lĩnh vực khác nhau với các tiêu chuẩn công nghệ không tương thích, nghĩa là máy tính, điện thoại thông minh và các sản phẩm ở một khu vực sẽ không hoạt động ở khu vực khác.

(Theo ntdvn.net)