Ntando Mahlangu, vận động viên người Nam Phi, trong buổi thi đấu môn nhảy xa tai thế vận hội dành cho người khuyến tật Tokyo Paralympics, tại sân vận động Tokyo Olympic Stadium, thủ đô Tokyo. Nguồn: AAP

 

 

 

 

Vận động viên khuyết tật người Nam Phi Ntando Mahlangu đoạt huy chương vàng trong môn nhảy xa tại ParalympicsTokyo, người từng có 10 năm gắn chặt cuộc đời mình trên chiếc xe lăn. Cuộc đời anh đã thay đổi nhờ vào Jumping Kids- một tổ chức chuyên giúp trẻ em tại Nam Phi, Ntando đã có thể từ bỏ chiếc xe lăn và tìm thấy niềm vui đời mình trong thể thao.

 

 

Đây không phải là âm thanh tại nơi mà trẻ em đến khám bệnh, mà đó là những gì đang diễn ra tại Ice Express, một cơ sở tập luyện người sử dụng làm quen với các bộ phận chân tay giả có trụ sở tại một trung tâm hiện đại ở thành phố Pretoria Nam Phi.

 

“Tôi yêu thích làm việc với trẻ em và tôi thích ở vị trí công việc mà có thể gọi là chấp cánh cho các em, giúp các em thoát khỏi những ràng buộc của khuyết tật, cho các em phương tiện để có thể sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường."

 

 

Johan Snyders thành lập tổ chức phi lợi nhuận Jumping Kids cách đây 12 năm.

 

 

Nơi đây cung cấp chân tay giả được chế tạo với công nghệ  mới nhất cho các trẻ em bị mất tay chân ở Nam Phi và những nơi khác của Châu Phi.

 

 

Thứ Năm hàng tuần là ngày mà Snyder tập cho các em sử dụng những bộ phận tay chân giả này cho những động tác phức tạp như chơi các môn thể thao.

 

 

Mặt anh sáng lên khi anh nói về công việc này với các em nhỏ khuyết tật có ý nghĩa như thế nào đối với anh.

“Các em chịu để cho cho chúng tôi huấn luyện các em sử dụng các bộ phận tay chân này. Mỗi em tham gia chương trình đều ấp ủ một ước mơ, và bạn chỉ cần khơi gợi để giấc mơ nhỏ của các em có thể trở thành một hoài bão lớn. Và trong văn phòng, chúng tôi luôn nói đùa rằng các em phải mang kết quả học tập của mình cho chúng tôi xem - nếu kết quả học tập tốt, thì lập tức chúng tôi đầu tư nhiều hơn hơn vào đôi chân của chúng. Và niềm vui từ thành quả của công việc không có gì so sánh được. Đó là một đặc ân khi bạn dành thời gian của mình vào cuộc sống của người khác.”

 

 

Hơn 100 trẻ em đã được hỗ trợ bởi chương trình.

 

 

Và Tổ chức không chỉ giúp các em có chân giả mà còn hỗ trợ giáo dục cũng như khuyến khích các em tham gia thể thao.

 

“Tôi không biết tại sao họ gọi tôi là nhà vô địch. Chắc là vì tôi nhảy xa nhất nên họ gọi tôi là nhà vô địch. Tôi không rõ lắm. Tôi không biết."

 

 

Ntando Mahlangu 19 tuổi và chiếc huy chương của anh là một trong những câu chuyện thành công.

 

“Nó là cuộc thi đấu đầu tiên của tôi. Đây này, nó bắt đầu từ phía kia và kết thúc ở trên vạch này, ngay tại đây. Thật ra đó là một cuộc thi rất vui vẻ hào hứng mà tôi được tham gia.”

 

 

Anh nói rằng cuộc sống lúc chưa có được bộ phận chân giả thật không dẽ dàng gì đối với anh. Từ lúc được lắp chân giả anh được mệnh danh là  'lưỡi dao' do các bạn ở trường đặt cho.

 

“Suốt 10 năm ngồi trên xe lăn giống như là tôi đã bị mắc kẹt vậy. Cơ thể tôi đã bị mắc kẹt không thể làm những điều tôi muốn, không thể trở thành con người mà tôi muốn trở thành. Những đứa bạn trang lứa coi tôi không giống họ hay những đứa trẻ lành lặn khác. Vì vậy, về mặt cảm xúc, tôi không mạnh mẽ lắm, rất dễ bị tổn thương và tôi cũng không tự tin vào bản thân mình. Nhưng với sự giúp đỡ của Jump Kids, được lắp chân giả công nghệ cao, như bạn thấy đó, tôi đã trở thành con người như ngày hôm nay.”

 

 

Trở lại văn phòng. Ntando nhanh chóng bị bao quanh bởi những đứa trẻ hào hứng khi anh đến.

 

 

Khuôn mặt của chúng sáng lên khi anh cho bọn trẻ xem huy chương bạc của anh từ Paralympics Rio.,

 

"Cái này là thật. Nó có thật. Đây là một huy chương thật?

 

"Đây là huy chương Paralympic. Các em muốn có một cái như vậy không?"

 

"Có, có".

 

"Các em có thể có được một cái như vậy vào một ngày không xa nếu các em chuyên cần tập luyện một môn điền kinh."

 

 

Trở lại xưởng, chân tay giả cho Nzako Twala 8 tuổi và Nzako Lompo 9 tuổi gần như đã sẵn sàng để được lắp vào cho các em.

 

 

Những em trai này đang tìm cách để làm quen với phần tay chân giả của mình và thử các động tác khác nhau với bộ phận mới có thể tháo ráp của cơ thể.

 

 

Và chỉ trong vòng vài phút, các em đã có thể quay lại với trái banh và lập tức hào hứng với trận cầu mà mình tham dự.

 

 

Gương mặt các em rạng ngời niềm vui. Ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn nhờ những thiết bị thay đổi cuộc sống này đã được chấp cánh.