Đức Giáo hoàng Leo XIV chủ trì thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của mình tại quảng trường Thánh Peter ở Vatican, Ảnh của ANDREA COLARIETI / Catholic Press Photo (Ảnh của ANDREA COLARIETI / ipa-agency.net/IPA/Sipa USA). Nguồn: SIPA USA / Andrea Colarieti / ipa-agency.net/ANDREA COLARIETIIPA/Sipa USA

 

 

Giáo hoàng Leo XIV đã chánh thức đảm nhận vai trò là giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo La Mã theo nghi thức truyền thống để đánh dấu sự khởi đầu của triều đại giáo hoàng của mình.

 

Người Công giáo chào đón nhà lãnh đạo mới của họ. Khoảng 200.000 người đã đến tham dự thánh lễ kéo dài hai giờ tại Quảng trường Thánh Peter.

 

Buổi lễ bắt đầu bằng những lời cầu nguyện - Giáo hoàng Leo chọn hát vào những thời điểm nhất định.

 

Sau đó, ngài xuống lăng mộ của Thánh Peter bên dưới Vương cung thánh đường để nhận biểu tượng của giáo hoàng - một dải len trắng đeo quanh cổ gọi là pallium và chiếc nhẫn vàng có khắc tên của Giáo hoàng.

 

Trong bài giảng dài 12 phút của mình, Giáo hoàng Leo lên án các hệ thống kinh tế mà ông cho là đang đẩy người nghèo ra bên lề.

 

"Trong thời đại của chúng ta, chúng ta vẫn thấy quá nhiều bất hòa. Quá nhiều vết thương do lòng căm thù, bạo lực, định kiến, nỗi sợ khác biệt và mô hình kinh tế khai thác tài nguyên của Trái đất và gạt những người nghèo nhất ra bên lề. Về phần mình, chúng ta muốn thúc đẩy sự hiệp nhất, hiệp thông và tình anh em."

 

Giáo hoàng Leo tiếp quản một Giáo hội vẫn đang đấu tranh với hậu quả của vụ bê bối lạm dụng trẻ em của giáo sĩ và cố gắng thích nghi với thế giới hiện đại.

 

Ngài nói rằng ngài nhận thức được những thách thức mà ngài phải đối mặt với vai trò lãnh đạo này - và nói rằng ngài coi nhiệm vụ của mình là mang lại sự hiệp nhất.

 

"Tôi đã được chọn, mà không có bất kỳ công trạng nào của riêng tôi, và bây giờ, với nỗi sợ hãi và run rẩy, tôi đến với các bạn như một người anh em, người mong muốn trở thành người phục vụ đức tin và niềm vui của các bạn, (dân chúng vỗ tay) cùng các bạn bước đi trên con đường tình yêu của Chúa, vì Người muốn tất cả chúng ta được hợp nhất trong một gia đình. Tình yêu và sự hiệp nhất: đây là hai chiều kích của sứ mệnh được giao phó cho Peter bởi Chúa Jesus."

 

Có mặt trên Quảng trường Thánh Peter, Lily Luna từ Chicago cho biết bà rất phấn khởi trước những lời của Đức Giáo hoàng.

 

"Thực ra tôi sống không xa nơi anh trai của Đức Giáo hoàng ở. Tôi lớn lên ở khu vực Joliet và Lenox, vì vậy tôi cảm thấy như đây là một khoảnh khắc trọn vẹn vì chỉ cần nghĩ rằng ngài đã đến nhà thờ của tôi vào mùa hè năm ngoái để cử hành thánh lễ và bây giờ ngài đang ở đây để cử hành thánh lễ cho toàn thế giới. Vì vậy, tôi chỉ cảm thấy đó là một khoảnh khắc rất đặc biệt trong cuộc đời mình và tôi muốn tham gia vào khoảnh khắc đó vì giờ đây nó đã trở thành một phần lịch sử của tâm linh."

 

Từ Kenya, Esther Onyango cho biết cô cảm thấy hy vọng.

 

"Mọi người đều cách lãnh đạo của riêng ông ấy nên tôi hy vọng khởi đầu sẽ tốt đẹp. Vì vậy, với tôi thì không sao cả vì mọi người đều có cách lãnh đạo và mọi người đều có cách làm việc của riêng mình, và thực tế là ông ấy là người của nhân dân, thế là đủ với tôi rồi."

 

Các nhà lãnh đạo thế giới và hoàng gia cũng có mặt. Thủ tướng Úc Anthony Albanese nói rằng Đức Giáo hoàng có vai trò quan trọng trong tương lai.

 

"Ông ấy đã nói về hòa bình và công lý trên thế giới, và tiếp nối những gì tôi nghĩ là vai trò phi thường của Đức Giáo hoàng Francis trong việc truyền tải thông điệp về công lý và chăm sóc những người dễ bị tổn thương và người nghèo. Lòng trắc ẩn và tử tế là điều quan trọng trong thế giới ngày nay, nơi chúng ta có quá nhiều biến động và mọi người đang tìm kiếm sự ổn định và họ đang tìm kiếm những giá trị cao hơn và một niềm tin."

 

Cũng có mặt tại Rome để tham dự lễ đăng quan của Giáo hoàng Leo XIV là

Phó Tổng thống Hoa Kỳ cải đạo sang Công giáo, ông J-D Vance tham dự, cùng với Ngoại trưởng Marco Rubio.

 

Sau buổi lễ, lần đầu tiên Giáo hoàng gặp riêng với nhà lãnh đạo Ukraine, Volodymyr Zelenskyy và vợ ông, Olena Zelenska.

 

 

Toà thánh Vatican hoạt động thế nào?

 

Giáo hoàng là người cai trị cả thành phố Vatican và Tòa thánh, cơ quan cnh phủ tối cao của Giáo hội Công giáo.

 

Dưới ông là Bộ trưởng Ngoại giao, người nắm giữ vai trò chánh trị và hành chánh quan trọng. Kể từ năm 2013, vai trò này do hồng y người Ý Pietro Parolin đảm nhiệm — và được cho là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức giáo hoàng.

 

Hoạt động quản lý hàng ngày do một cơ quan hành chánh trung ương gọi là Giáo triều La Mã đảm nhận, được chia thành các bộ, giống như nội các của giáo hoàng.

 

Sự tham gia của giáo hoàng vào Tòa thánh đã thay đổi trong thế kỷ qua, tùy thuộc vào sở thích và kinh nghiệm của họ.

 

Ví dụ, Giáo hoàng Francis ưu tiên truyền bá phúc âm — truyền bá thông điệp của Chúa Jesus trên khắp thế giới — trong khi người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng Benedict XVI, lại quan tâm nhiều hơn đến các học thuyết truyền thống của Giáo hội.