Một tên lửa Brahmos được trưng bày tại lễ khai mạc hội chợ quốc phòng DefExpo 2008, ở New Delhi vào ngày 16/2/2008. (Ảnh Getty Images)
Trong một nỗ lực nhằm củng cố hệ thống phòng thủ khiêm tốn của mình ở Biển Đông, Philippines mới đây thông báo ký với Ấn Độ hợp đồng mua tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos trị giá khoảng 375 triệu USD. Hợp đồng mua sắm quốc phòng này sẽ cung cấp cho Philippines ba khẩu đội tên lửa và biến Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn của quốc gia Đông Nam Á này. Với việc mua tên lửa tối tân Brahmos, Philippines sẽ nâng cao đáng kể năng lực hải quân trên biển của mình và bổ sung vào kho vũ khí quân sự của nước này.
Ấn Độ sẽ xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh trị giá hơn 350 triệu USD cho Philippines. Động thái này có khả năng giúp hai nước vượt qua rào cản tâm lý thời Chiến tranh Lạnh do mối quan hệ giữa họ với Mỹ và Liên Xô, ông Richard Heydarian, phó giáo sư tại Đại học Bách khoa Philippines nhận định.
“Động thái này sẽ giúp hai bên phá bỏ các rào cản tâm lý về nhiều phương diện. Trong một thời gian khá dài, Philippines và Ấn Độ, hai trong số những nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới và có nhiều điểm chung nhất, vì một lý do nào đó đã ghẻ lạnh lẫn nhau bởi Ấn Độ bởi gần Nga và Philippines thì gần Hoa Kỳ", ông Heydarian đã chia sẻ với The Epoch Times.
Quyết định của Philippines về việc nhập khẩu tên lửa Brahmos của Ấn Độ, một loại tên lửa chống hạm đối bờ, được công bố vào ngày 14/1. Ông Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, Thủy quân lục chiến Philippines sẽ vận hành hệ thống vũ khí tối tân này. Đồng thời, Ấn Độ sẽ đào tạo các nhà khai thác và đội ngũ bảo trì cũng như hỗ trợ hậu cần.
Ông Heydarian nói rằng, trong thập kỷ qua, hai quốc gia đã xích lại gần nhau hơn. Các nhà lãnh đạo của hai bên đều “mạnh mẽ và dân túy”, sẵn sàng chia sẻ “các mối quan hệ” trong cuộc gặp gỡ ở New Delhi vào năm 2018. Ông đề cập đến cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ.
Trước đó một năm, Thủ tướng Modi đã đến thăm Manila và một năm sau, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã đến thăm Philippines để kỷ niệm 70 năm quan hệ song phương giữa hai nước.
Ông nói “Điều đó cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc phòng mang tính tư sản giữa đồng minh của Hoa Kỳ, với một bên là các bên tranh chấp quan trọng ở Biển Đông. Và tất nhiên, Ấn Độ cũng là một cường quốc đang trỗi dậy ở châu Á".
Ông Pathikrit Payne, một nhà tư vấn nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị có trụ sở tại New Delhi, có chuyên môn về quản lý công nghệ quốc phòng, nói với The Epoch Times rằng “mệnh lệnh chiến lược” có thể giúp tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ và Philippines.
Các phương trình mới ở Đông Nam Á
Tiến sĩ Satoru Nagao, một thành viên không thường trú tại Viện Hudson có trụ sở tại Washington DC, nói với The Epoch Times rằng, đến nay việc nhập khẩu quân sự của Ấn Độ tới các nước Đông Nam Á dưới hình thức đào tạo, bảo trì và hỗ trợ hậu cần do Nga sản xuất, hoặc đào tạo cho quân đội là chủ yếu.
“Ví dụ, tại Malaysia, Ấn Độ đã đào tạo phi công và phi hành đoàn mặt đất của các máy bay chiến đấu MIG-29 và SU-30 do Nga sản xuất. Tại Indonesia, việc bảo dưỡng máy bay chiến đấu SU-30 do Ấn Độ thực hiện. Ở Việt Nam, Ấn Độ đã đào tạo phi công và thủy thủ đoàn máy bay chiến đấu SU-30 và MIG-21 và thủy thủ đoàn tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất”, ông Nagao cho biết thêm rằng, Ấn Độ đã cho Singapore thuê các thao trường huấn luyện sử dụng vũ khí của Mỹ.
“Khi Thái Lan mua tàu sân bay, Ấn Độ đã đào tạo phi hành đoàn của họ vào những năm 1990", ông Nagao cho biết những hỗ trợ 'mềm' này là đóng góp chính của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á.
Philippines và Singapore theo truyền thống phụ thuộc vào Hoa Kỳ về vũ khí, trong khi Việt Nam phụ thuộc vào Nga. Indonesia và Malaysia đang nhập khẩu vũ khí từ cả Hoa Kỳ và Nga, trong khi Thái Lan, Myanmar và Campuchia phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông nói, Lào phụ thuộc vào Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc đang rất phát triển.
“Đó là lý do tại sao Đông Nam Á có thể là một đấu trường cho sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một nhóm 10 quốc gia độc lập. Trung Quốc đang gây sức ép từ trên xuống của tổ chức ASEAN trong khi Mỹ đang giữ phía biển của ASEAN. Việt Nam nằm giữa phía đất liền và phía biển. Ấn Độ không thuộc Đông Nam Á nhưng lại đứng về phía Hoa Kỳ. Ấn Độ cũng khá độc lập. Ông Nagao nói, Ấn Độ là một cường quốc, có sức ảnh hưởng trong khu vực.
Khi thế cân bằng của Chiến tranh Lạnh thay đổi, vai trò chiến lược của Ấn Độ ngày càng lớn trong khu vực bởi vì mặc dù vũ khí của Mỹ có chất lượng cao nhưng giá cả lại đắt đỏ đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Ông Nagao nói “(Các) vũ khí của Nga không đắt nhưng nó đòi hỏi chi phí bảo dưỡng cao. Đó là lý do tại sao các nước Đông Nam Á yêu cầu Ấn Độ bảo dưỡng và huấn luyện vũ khí của Nga với chi phí rẻ’.
Trong một thời gian dài, sức mạnh quân sự của Philippines bị hạn chế và việc nhập khẩu quốc phòng của nước này bị hạn chế bởi Hoa Kỳ. Nhưng do các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, chính phủ Philippines hiện tại đã bắt đầu đa dạng hóa việc mua vũ khí và hiện đang nhập khẩu vũ khí từ Ấn Độ, Nhật Bản , Nam Hàn và Nga.
Heydarian nói “Không chỉ Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, mà Ấn Độ cũng vậy. Ngoài ra Philippines còn thực sự là một quốc gia được trang bị vũ khí của Mỹ thuộc Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và chúng tôi biết rằng Brahmos đã liên doanh với Nga. Vì vậy, tôi nghĩ điều này chắc chắn mở đường cho Philippines sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp đa dạng hơn, bao gồm vũ khí của Nga và của Ấn Độ, vốn sử dụng nhiều đầu vào và công nghệ của Nga ”.
Xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ
Ông Heydarian mô tả đây là một "thắng lợi lớn" đối với Ấn Độ, một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Với tỷ trọng 9,5% trong tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, Ấn Độ nổi bật là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai trong giai đoạn 2016-2020 và đang ngày càng cố gắng thay đổi điều này bằng cách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu quốc phòng bản địa.
Ông Payne cho biết, Ấn Độ đang cố gắng tạo ra một thị trường ngách cho mình trong ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu. Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 27/12 đưa ra thông báo tuyên bố cấm nhập khẩu 2.851 mặt hàng vì đã bị truy tố và cho biết nước này sẽ tiết kiệm được hơn 402 triệu USD mỗi năm.
Ông Payne nói rằng, Ấn Độ sẽ nhắm mục tiêu vào những quốc gia xuất khẩu quốc phòng mà theo truyền thống không mua các hệ thống vũ khí chiến lược từ Trung Quốc.
“Tất nhiên, mục tiêu lớn hơn là ngăn nhiều quốc gia trong số này tách khỏi Trung Quốc, và do đó không thể loại trừ một mức độ cạnh tranh nhất định,” ông nói.
Ông Heydarian nói rằng, Ấn Độ rất tự tin trong việc trở thành một nhà xuất khẩu mới nổi đáng tin cậy, đặc biệt là đối với các quốc gia tuyến đầu khác ở châu Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn cũng đang phát triển nhanh về mặt kinh tế.
Ông Heydarian nói “Chúng tôi cũng đang cân nhắc đến thị trường Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Singapore và các quốc gia khác cũng đang mua vũ khí tiên tiến từ Ấn Độ trong tương lai. Đây chắc chắn sẽ là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ".
Một tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos được trưng bày tại Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế ở Saint Petersburg vào ngày 28/6/2017. (Ảnh Getty Images)
Chống tiếp cận và xâm nhập khu vực
Ông Nagao cho biết tầm quan trọng của việc Philippines mua lại Brahmos nằm ở “khả năng chống tiếp cận/ xâm nhập khu vực (còn được gọi là A2AD)” mà hệ thống tên lửa này trang bị cho Philippines.
Brahmos là tên lửa hoạt động theo cơ chế “phóng và quên” tầm bắn 290km, tốc độ Mach-3 trong suốt hành trình, trần bay 15 km và có thể bay thấp 10m ở giai đoạn cuối. Tên lửa trang bị Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS).
Tên lửa của Ấn Độ được gắn đầu đạn thông thường nặng 200 hoặc 300 kg, và có cấu hình giống hệt nhau cho các bệ phóng trên đất liền, trên biển. Nó kết hợp tốc độ cao và khả năng cơ động để né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, với một đầu đạn lớn để đảm bảo tính sát thương cao.
Philippines có kế hoạch mua phiên bản Brahmos trên đất liền, một hệ thống bao gồm bốn đến sáu bệ phóng tự động di động (MAL), một đài chỉ huy di động (MCP) và một xe tiếp đạn (MRV).
Ấn Độ tuyên bố tên lửa Brahmos của họ cung cấp khả năng tấn công đối với bất kỳ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác cao, bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Mỗi MAL có hệ thống cung cấp điện, liên lạc và điều khiển hỏa lực riêng, đồng thời có thể nạp ba tên lửa. Tên lửa có thể được phóng đồng thời nhằm ba mục tiêu khác nhau hoặc trong các tổ hợp bắn khác.
“Trung Quốc đang cố gắng sử dụng Biển Đông như một tuyến đường. Nỗ lực của Philippines nhằm ngăn chặn Trung Quốc lấn vào Biển Đông nằm ở khả năng chống tiếp cận. Trung Quốc cũng đang cố gắng từ chối việc Philippines tiếp cận Biển Đông và nỗ lực của Philippines trong việc duy trì quyền tiếp cận của họ là chống lại sự phủ nhận". Ông nói thêm, để chống lại sức mạnh hải quân mạnh mẽ của Trung Quốc, Philippines cần có khả năng A2AD bằng cách sở hữu tên lửa.
Ông Nagao nói “Đây là phòng thủ không đối xứng. Phòng thủ đối xứng là tàu hải quân so với tàu hải quân. Phòng thủ không đối xứng là tàu hải quân so với tên lửa. Bây giờ để đối phó với Trung Quốc, Philippines đang tìm kiếm A2AD bằng cách sử dụng hệ thống phòng thủ phi đối xứng bằng tên lửa Brahmos”.
Ông Heydarian cho rằng Brahmos sẽ giúp Philippines phát huy khả năng răn đe tối thiểu. Không quốc gia nào trong khu vực có vị thế đối đầu với Trung Quốc và họ cần sử dụng A2AD để chống lại Trung Quốc, cách mà Trung Quốc đang sử dụng A2AD để khắc phục bất lợi về số lượng và chất lượng với Hoa Kỳ.
Ông Heydarian nói “Các quốc gia nhỏ hơn, từ Hàn Quốc đến Việt Nam, và Philippines cũng đang cố gắng kết hợp và kết hợp các loại công nghệ tiên tiến khác nhau để phát triển khả năng răn đe phòng thủ A2AD phi đối xứng của riêng họ trước Trung Quốc. Vì vậy, chắc chắn đó cũng là lúc Brahmos xuất hiện.”
Ông Nagao cho biết, tên lửa Ấn Độ có giá cả phải chăng có thể xây dựng khả năng tấn công tầm xa của các nước xung quanh Trung Quốc và giúp củng cố liên minh tứ giác giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc trong khu vực.
(ntdvn.com - Theo The Epoch Times)