A still from the video game 'Watch Dogs Legion' Source: (Supplied)-1
(Theo SBS Việt ngữ)
Ngay cả các trò chơi video cũng không thoát sự kiện Anh quốc ra khỏi EU với các nhà thiết kế trò chơi vẽ nên một tương lai ảm đạm của một đất nước đang đối mặt với sự đổ vỡ xã hội.
Theo những con số mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Superdata, thì thị trường các trò chơi video toàn cầu trị giá gần 75 tỷ đô la và là lãnh vực đứng hàng thứ ba về giải trí, sau truyền hình và truyền hình dây cáp.
Ảnh hưởng của nó lên quan niệm của những người chơi game là điều khó có thể tranh cãi.
Vì vậy đợt trò chơi video mới nhất phản ảnh những gì xảy ra tại Anh quốc sau khi Brexit diễn ra, có thể tiên đoán một kết quả khó tưởng tượng nổi.
Trong khi đó, công ty trò chơi video Ubisoft của Pháp hiện tung ra một trò chơi gây nhiều tranh luận, với một trong các chủ đề sắp tới là ‘Watch Dogs Legion”.
Trong trò chơi nầy, có một cuộc khủng hoảng di trú của những người tìm cách trở lại Liên Âu.
Những người chơi game phải chiến đấu chống lại một chính thể độc tài trong một phong trào kháng chiến, được gọi là ‘Deadsec’.
Ông Cliny Hocking là giám đốc sáng tạo của công ty, cho biết.
“Một trong các video về thế giới ảo tưởng, là có một cuộc khủng hoảng di dân lớn lao".
"Mọi người hiện bị đẩy ra khỏi nước nầy và họ tìm cách ra khỏi, còn Liên Âu có một trung tâm thanh lọc trước để phân loại, nhằm giảm bớt làn sóng người trở lại Âu châu".
"Vì vậy họ có thể hiểu về những gì đang diễn ra và theo dõi đối với mọi người".
"Thế nhưng chính phủ lại quá lạc quan, với lề thói quan liêu bị tài trợ thiếu hụt, mọi chuyện đều sụp đổ. Vì vậy đó là một phần rất ảm đạm với những gì xảy ra trong tương lai gần, cho Luân đôn của chúng ta”, Cliny Hocking.
Với Anh quốc và tiến trình chuyển tiếp, trong đó nước Anh sẽ thương thuyết các mối quan hệ trong tương lai với Liên Âu, thật khó tránh được các cáo buộc là công ty hiện chấp nhận một vị thế chính trị.
Ông Hocking cho rằng, điều quan trọng cho các trò chơi video là phải liên quan đến thế giới thực tại.
“Chúng tôi làm văn hóa và các video là về văn hóa, đó là bổn phận của chúng ta như những người sáng tạo về mặt văn hóa, để nói chuyện về vấn đề khiến mọi người quan tâm và đôi khi có nghĩa là có nhiều tranh luận".
"Mọi người quan tâm về thế giới mà chúng ta đang sống và chúng ta phải nói về chuyện nầy, như là những người phát triển các trò chơi”, Cliny Hocking.
Chuyên gia về các trò chơi video, ông Ian Sherr thuộc trang mạng CNET cho rằng, trò chơi có tên là ‘Watch Dogs Legion’ phản ảnh sự chuyển hướng chính trị như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là một công ty trò chơi của Pháp, đã làm một trò chơi về Brexit".
"Nó nói lên về tính chất chính trị ,đã xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta như thế nào".
"Ngay cả Ubisoft nói rằng, họ không tìm cách giấu diếm về chuyện chính trị, quí vị không thể sáng tạo một trò chơi như vậy và không bằng cách nào để nói một điều gì đó”, Ian Sherr.
"Các trò chơi do con người làm ra, chứ không do máy móc, vì vậy điều quan trọng là chúng ta có những tài năng khác biệt nhau”, Jo Twist.
Được biết công ty Ubisoft không chỉ phát triển các trò chơi video, vốn có cái nhìn quan về nước Anh sau Brexit, các phòng thu âm bé nhỏ hơn như công ty Panic Barn có trụ sở tại Luân đôn và nhà phát hành No More Robots có trụ sở tại Manchester.
Họ phát hành video có tên là ‘Not Tonight’ vào tháng 8 năm 2018, và kể từ đó đã kiếm được một triệu đô la Mỹ chỉ riêng trên diễn đàn của máy tính bảng mà thôi.
Trò chơi video trình bày một viễn tượng đen tối cho nước Anh hậu Brexit, trong đó một chính phủ cực hữu nắm quyền và mọi người với nguồn gốc Âu châu bị đối xử như là một công dân hạng hai.
Những người chơi games vào vai người bảo vệ tại các quán rượu khác nhau, câu lạc bộ và hội đoàn. Thế nhưng khi luật lệ chống Âu châu diễn ra, nó không chỉ là tuổi tác con người mà còn là gốc gác của họ.
Ông Mike Rose là giám đốc của công ty No More Robots.
“Đó là chuyện hôm nay, thế nhưng một hình ảnh cuối cùng của nước Anh khi Brexit diễn ra và đó là một tác phẩm tiểu thuyết giả tưởng hậu Brexit".
"Chúng tôi thực sự đẩy mạnh chuyện đó xa hơn nữa, không chỉ là người dân Âu châu bị đối xử như những công dân hạng hai, mà công dân Anh với di sản Âu châu cũng bị đối xử tương tự".
"Quí vị đóng vai như một người Anh với nguồn gốc Âu châu, khi 70 phần trăm người Anh có gốc gác Âu châu, đó là việc chúng tôi đề cập đến với mức độ đó”, Mike Rose.
Những người có liên quan đến trong việc phát triển các trò chơi, đều có những lo sợ riêng cho tương lai.
Họ quan ngại Brexit có thể có một tác dụng ngược đối với kỹ nghệ các trò chơi video ở nước Anh, quan trọng nhất là khiến cho các tài năng quốc tế, di chuyển sang nơi khác.
Cũng ông Mike Rose cho biết.
“Họ sẽ cố gắng ở lại không? Hay họ sẽ ra đi?
"Có phải mọi trò chơi video lớn lao hiện mang lại nhiều tiền cho nước Anh và cho chúng ta những câu chuyện phong phú nầy, liệu chúng sẽ biến mất nơi nào khác không, do chúng hoàn toàn không thể ở lại đây nữa?
"Chuyện đó không mang lại ý nghĩa cho họ, họ không thể có được những người tuyển dụng phù hợp”, Mike Rose.
Theo tổ chức UKIE, vốn là cơ quan mậu dịch của kỹ nghệ giải trí tương tác và trò chơi tại Anh quốc, đã có hơn 2250 công ty về trò chơi tại Anh quốc vào giữa năm 2018.
Giám đốc của tổ chức là bà Jo Twist cho biết, tương lai của ngành nầy tùy thuộc vào việc tiếp tục thu hút các tài năng giỏi giang nhất.
“Mối quan tâm lớn lao của chúng tôi, là khả năng thu hút được những điều tốt đẹp nhất trên thế giới".
"Các trò chơi do con người làm ra, chứ không do máy móc, vì vậy điều quan trọng là chúng ta có những tài năng khác biệt nhau”, Jo Twist.
Nếu những lo ngại về tình trạng tệ hại hậu Brexit xảy ra cho kỹ nghệ trò chơi game của Anh quốc, thì nó có thể lâm vào hàng chữ sau cùng trong các game là ‘game over’.