Chương trình Birdgerton nổi tiếng của Netflix bên ngoài một tòa cao ốc ở Los Angles. Nguồn: AP
Netflix cho biết sự sụt giảm diễn ra tại hầu hết tất cả các châu lục ngoại trừ khu vực châu Á - Thái Bình Dương là điểm sáng duy nhất của họ. Sau hơn một thập niên tung hoành, kênh phim trực tuyến khổng lồ Netflix đối mặt với sự sụt giảm người đăng ký lên tới 20%, dẫn tới của Netflix bị mất đến 40 tỷ dollars định giá thị trường.
Sự hối hả của Netflix đã vấp phải một bức tường thành sau một thập niên tăng trưởng ổn định.
Kênh mạng trực tuyến khổng lồ phát phim ảnh đã mất hết 200.000 khách hàng đăng ký trong quý đầu tiên của năm nay - do lạm phát, rút khỏi khỏi thị trường Nga và cạnh tranh khốc liệt là những nguyên nhân chính khiến họ thua lỗ.
Ngày nay người tiêu dùng có nhiều thứ để tha hồ lựa chọn.
Chuyên gia phân tích vốn chủ sở hữu hàng đầu của Hargreaves Lansdown, Sophie Lund-Yates, nói với SBS rằng mặc dù các kênh phát trực tuyến lớn hơn như Netflix và Amazon Prime đang ở vị thế mạnh hơn một số kênh mạng mới ra sau này tuy nhiên khi mà số lượng đă ng ký giảm, thì không phải dễ dàng mà lại nhanh chóng lấy lại được.
"Tôi nghĩ sẽ không dễ dàng mà có thể thuyết phục họ quay lại và điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi triển vọng kinh tế sáng sủa hơn và ngân sách hộ gia đình ổn định hơn."
Các kênh phát trực tuyến khác, bao gồm Disney Plus, Apple TV Plus, Stan, Binge và Amazon Prime, đều đang cạnh tranh để thu hút khách hàng.
"Bạn đọc thân mến nhất, người ta đã nói rằng cạnh tranh là cơ hội để chúng ta vươn lên trước những thử thách lớn nhất"
Cũng giống như Bridgerton’s Diamond of the Season, Netflix phải nổi bật giữa quần hùng.
Bà Lund-Yates nói rằng số lượng lớn nội dung không thôi là chưa đủ - mà còn cạnh tranh về chất lượng của các chương trình và của phim dành cho khán giả, tất cả đều rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
"Những người đăng ký ngày nay được đối xử cực kỳ tốt. Họ khá kén chọn. Điều đó có nghĩa là họ cần cung cấp sản phẩm mới nhất. Xa rồi cái thời có gì xem nấy, xem tạp nham mà mọi người muốn chương trình phải thu út và thú vị giữ họ lại. Điều đó đòi hỏi phải có một nguồn phim khổng lồ, mà muốn có thì phải chi tiêu nhiều nhất và sản xuất nhanh nhất với nội dung tầm cỡ."
Mặc dù phải đối mặt với các nhà đầu tư thất vọng, Netflix hy vọng sẽ lặp lại công thức của các bộ phim và chương trình gốc ăn khách của mình, với thị trường châu Á đang được quan tâm đặc biệt.
Đồng CEO của Netflix và giám đốc nội dung Theodore Sarandos cho biết một trong những trọng tâm chính để công ty tiếp tục phát triển kinh doanh là tiếp tục tạo ra nội dung gốc tuyệt vời
"Những chương trình gốc của chúng tôi ở Hàn Quốc khá mới mẻ đối với thị trường. Mọi người đều biết về Squid Game, có lẽ đó là chương trình lớn nhất trong lịch sử truyền hình. Chỉ vài năm trước, chúng tôi không sản xuất chương trình có bản gốc ở Hàn Quốc. Và không chỉ có Squid Game, mà còn có D.P và All Of Us Are Dead và một loạt nội dung gốc ăn khách đang thu hút khách hàng của chúng tôi ở Hàn Quốc cũng như người hâm mộ trên toàn thế giới. Do đó có thể nói rằng, chúng tôi đang tiếp tục cải thiện không ngừng để có được những thời điểm có thể dẫn đến thứ gì đó như Squid Game hoặc Bridgerton."
Ở hầu hết tất cả các khu vực số lượng đăng ký đã sụt giảm chỉ trừ một khu vực: Châu Á - Thái Bình Dương, nơi doanh thu khách hàng đã tăng hơn một triệu.
Netflix được dự báo sẽ tăng doanh thu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thêm 24% trong năm nay, theo nghiên cứu mới từ công ty tư vấn Media Partners Asia có trụ sở tại Singapore.
Phim truyền hình Hàn Quốc nằm trong danh mục phim được xem nhiều nhất ở Đông Nam Á vào năm 2021, tiếp theo phim địa phương (đặc biệt là Thái Lan và Indonesia) phim Mỹ đứng ở vị trí thứ ba hạng mục tiêu thụ.
Netflix nhận thấy rằng các bộ phim truyền hình Hàn Quốc phát hành theo tập hàng tuần thu hút người xem tốt hơn so với các bộ phim truyền hình dài tập phát hành ra một lúc.
Tại Úc, Netflix chiếm một phần ba tổng số khách đăng ký xem phim ảnh và các dịch vụ phát trực tuyến khác.
Khách hàng Úc thích các bộ phim truyền hình và hài kịch tiếng Anh nguyên bản được mua lại của Mỹ.
Tuy nhiên, phim ảnh trên các kênh mạng trực tuyến không phải là hình thức giải trí duy nhất chiếm thời giờ của người tiêu dùng.
Cuộc khảo sát Xu hướng phương tiện truyền thông kỹ thuật số Digital Media Trends survey do Deloitte thực hiện công bố vào cuối tháng 3, cho thấy phần lớn người tiêu dùng Thế hệ Z và Millennial tức sinh từ năm 2000 trở lại dành nhiều thời gian hơn để xem video do người dùng tạo, chẳng hạn như video trên TikTok và YouTube hơn là xem phim hoặc chương trình trên các dịch vụ phát trực tuyến.