Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, nói chuyện trong một buổi họp báo sau hội đàm G7, vào hôm Chủ Nhật, ngày 13, tháng Sáu, 2021, tại Phi Trường Cornawll, Newquay, Anh Quốc. Nguồn: AP (Patrick Semansky)

 

 

 

 

 

Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh đã bế mạc với nhiều cam kểt quan trọng. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ca ngợi "mức độ hòa hợp tuyệt vời" giữa các nhà lãnh đạo trong cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên sau hai năm.

 

 

Biến đổi khí hậu là trọng tâm chính trong ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 vào Chủ nhật.

 

 

Tại cuộc họp, phát thanh viên và nhà tự nhiên học Sir David Attenborough đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới qua video:

 

“Nếu các nước giàu có nhất hỗ trợ các nước đang phát triển trên con đường tiến tới phi khí thải, thì sự chuyển đổi toàn cầu sẽ chỉ là một quá trình. Nếu đạt được điều này, chúng ta sẽ không chỉ ngăn chặn được biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ xây dựng một thế giới sạch hơn, công bằng hơn với các nền kinh tế bền vững và sinh quyển có thể hỗ trợ nền văn minh cho các thế hệ sau. Sự lãnh đạo toàn cầu của thập niên này có thể tạo ra một di sản tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ.”

 

 

 

Các nhà lãnh đạo G7 đồng ý tăng đóng góp nhằm giúp các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải carbon và đối phó tình trạng ấm lên toàn cầu, nhưng chỉ có hai quốc gia đưa ra lời hứa chắc chắn.

 

 

Các nhà lãnh đạo cũng cam kết cung cấp hơn một tỷ liều vắc-xin coronavirus cho các quốc gia nghèo hơn và phản đối "các hoạt động kinh tế phi thị trường" và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

 

 

Nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định G7 không thù địch với Trung Quốc:

 

“Tôi xin nói rõ G7 không phải là một nhóm thù địch với Trung Quốc, mà là một nhóm các nền dân chủ muốn giải quyết một số vấn đề toàn cầu mà Trung Quốc sẵn sàng làm việc với chúng tôi, cho dù đó là vấn đề khí hậu, hay là một sự khuất phục thực sự đối với các quy tắc thương mại toàn cầu, hay là phát triển quốc tế và câu hỏi về nợ châu Phi... Đó là một đối thủ cạnh tranh quốc tế, mà từ đó chúng tôi mong đợi sự tôn trọng tất cả các quy tắc mà chúng tôi cùng tự nguyện tuân theo, các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Và đó cũng là một sức mạnh thể hiện sự bất đồng khi nóiđến cưỡng bức lao động và nhân quyền.”

 

 

 

Đối với việc khống chế đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố sẽ đóng góp 100 triệu liều vắc xin cho các nước nghèo hơn để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng:

 

"Đại dịch vẫn chưa kết thúc. Vì vậy, thông qua G7, chúng tôi đang tiếp tục đóng góp. Hôm nay G7 thông báo các cam kết chung là chia sẻ với thế giới hơn 2 tỷ liều vắc-xin, phần của Canada là 100 triệu liều.”

 

 

 

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh hướng tới sự phục hồi toàn cầu mà G7 đã cam kết dẫn đầu.

 

"Và rõ rằng là chúng ta cần phải xây dựng cách tốt hơn để đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trên thế giới, để ngăn chặn một đại dịch tương tự, bằng cách thiết lập một hệ thống phòng thủ nhằm phát hiện sớm trước khi dịch bệnh có cơ hội lây lan. Điều đó có nghĩa là sự thịnh vượng trong tương lai của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công dân trên thế giới.”

 

 

 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết quyết định áp đặt mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia là rất quan trọng.

 

“Nhiều tập đoàn đã tham gia vào những gì về cơ bản được gọi là thiên đường thuế, nhằm đóng thuế ít hơn ở các khu vực khác. Nhưng cần bảo đảm có một mức thuế tối thiểu mà các công ty phải trả cho lợi nhuận họ kiếm được ở mọi nơi trên thế giới."

 

 

 

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Anh với tư cách quan sát viên, nói rằng chuyến thăm của ông là một cơ hội quan trọng.

 

"Đó là sự tập hợp của các quốc gia có cùng chí hướng, cùnghiểu rằng trật tự thế giới vốn ủng hộ tự do bấy lâu nay rấtcó lợi, nhằm mở ra một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng chưa từng thấy trước đây.”

 

 

 

Trong khi đó, các nhà hoạt động vì khí hậu tỏ ra nghi ngờ về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G-7. Nhà khoa học và nhà hoạt động Paul Whiteley nói rằng các lãnh đạo trên thế giới đã quan tâm đến biến đổi khí hậu quá lâu, cách duy nhất để tiến tới bây giờ là tất cả họ phải làm việc cùng nhau.

 

“Về cơ bản, họ cần phải ngừng suy nghĩ về việc biến tình huống khẩn cấp này thành cơ hội kiếm tiền cho những người ủng hộ họ, để bảo vệ những người thực sự đã bỏ phiếu cho họ. Họ đã loay hoay 25 năm, chờ đợi như những con chim cánh cụt ở mép nước, chờ xem ai sẽ là người đầu tiên lặn xuống. Đến lúc quá muộn thì tất cả họ cùng nhau lặn.”

 

 

 

Trước khi trở về Úc, thủ tướng Scott Morrison sẽ có các cuộc đàm phán thương mại với ông Boris Johnson và đến Pháp để hội đàm với tổng thống Emmanuel Macron.