Ảnh: Reuters

 

 

 

 

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, hôm thứ Hai (1/2 theo giờ Mỹ) cảnh báo sẽ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội nước này, theo Reuters.

 

 

Trong thông cáo phát đi ngày 1/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar và việc bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi là “một cuộc tấn công trực tiếp vào quá trình chuyển đổi dân chủ và pháp quyền của Myanmar”.

 

 

“Cộng đồng quốc tế nên có một tiếng nói chung để hối thúc quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực, trả tự do cho các nhà hoạt động và quan chức mà họ bắt giữ”, thông cáo của ông Biden cho biết. Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ phối hợp với các đối tác trong khu vực và thế giới để hỗ trợ khôi phục nền dân chủ và tính pháp quyền, cũng như buộc những người đảo ngược tiến trình dân chủ ở Myanmar phải chịu trách nhiệm”.

 

 

 

Thông cáo của ông Biden cũng nhấn mạnh: “Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Myanmar suốt 1 thập niên qua dựa vào những tiến triển hướng đến một nền dân chủ. Nếu những tiến bộ đó bị đảo ngược, chúng tôi cần phải lập tức xem xét lại các lệnh trừng phạt và có hành động thích đáng”.

 

 

Ngoài ra, ông Biden cũng kêu gọi quân đội Myanmar dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động viễn thông, tránh các hành động bạo lực nhằm vào dân thường.

 

 

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho Reuters hay, chính quyền của ông Biden đã nhanh chóng tiến hành các thảo luận cấp cao nhằm lên kế hoạch ứng phó với cuộc đảo chính ở Myanmar và lên kế hoạch tham vấn chặt chẽ với quốc hội. Hiện chưa rõ quá trình này sẽ kéo dài bao lâu.

 

 

Trước đó, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, Mỹ đã có các cuộc trao đổi tích cực với các đồng minh về Myanmar. Tuy nhiên, bà từ chối nêu rõ những hành động mà Mỹ và đồng minh đang cân nhắc bên ngoài các lệnh trừng phạt.

 

 

 

Tuyên bố được đưa ra không lâu sau khi quân đội Myanmar xác nhận bắt giữ các quan chức của chính quyền dân sự, giành lại quyền kiểm soát đất nước vào sáng 1/2.

 

 

Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Robert Menendez, cho biết Washington và các nước khác “nên áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt, cũng như các biện pháp khác” đối với quân đội Myanmar và giới lãnh đạo quân sự nếu họ không trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân cử và loại bỏ vị thế nắm quyền của họ

 

 

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell, cũng như các thành viên của chính quyền Biden vốn có quan hệ mật thiết với bà Suu Kyi, gọi vụ bắt giữ là “kinh hoàng” và nói rằng Washington cần phải “áp đặt chi phí” cho những kẻ đứng sau cuộc đảo chính.

 

 

Ông nói: “Chính quyền Biden phải có lập trường mạnh mẽ và các đối tác của chúng tôi cũng như tất cả các nền dân chủ trên toàn thế giới nên có động thái tương tự trong việc lên án hành vi tấn công nền dân chủ mang tính độc tài này.

 

 

Trước đó, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, Mỹ đã có các cuộc trao đổi tích cực với các đồng minh về Myanmar. Tuy nhiên, bà từ chối nêu rõ những hành động mà Mỹ và đồng minh đang cân nhắc ngoài các lệnh trừng phạt.

 

 

Tuyên bố được đưa ra không lâu sau khi quân đội Myanmar xác nhận bắt giữ các quan chức của chính quyền dân sự, giành lại quyền kiểm soát đất nước vào sáng 1/2. Cuộc khủng hoảng ở Myanmar  có thể coi là phép thử lớn đầu tiên cho cam kết của ông Biden về việc phối hợp với các đồng minh nhằm giải quyết các thách thức quốc tế, đặc biệt là về ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.

(Theo dkn.tv)