Ảnh chụp cựu Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo tại dinh thủ tướng ngày 28/8/2020 ở Tokyo, Nhật Bản Ảnh: Getty Images
Cựu Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã gây tranh cãi rằng, đất nước của ông nên xem xét cho phép Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở đất nước của ông, sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Ông đưa ra ý kiến này khi thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine ngay lập tức vẽ ra một bức tranh tương tự ở Nhật Bản với một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc đối với Đài Loan hoặc thôn tính các đảo do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Phóng viên BBC tại Tokyo, Rupert Wingfield-Hayes, nói rằng về mặt chính trị, đây là một trong những điều cấm kỵ lớn nhất của Nhật Bản. Kể từ Thế chiến thứ hai, Nhật Bản cam kết không bao giờ sở hữu, sản xuất hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Ông Abe cũng cho biết, theo ông, Mỹ cần nói rõ với Trung Quốc rằng, họ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Bắc Kinh tấn công hòn đảo này.
Đồng thời, trong ngày thứ 5 của chiến sự Ukraine, Belarus chuẩn bị triển khai quân đội để tham chiến.
Belarus đã hỗ trợ Nga triển khai quân đội vào đầu tháng 2 trên đất Belarus Ảnh: Getty Images
Có nguồn tin cho rằng Belarus - vốn đóng vai trò là bàn đạp cho quân đội Nga - hiện đang chuẩn bị triển khai binh sĩ của mình tới Ukraine để hỗ trợ cuộc xâm lược của Nga.
Tờ Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Belarus đang chuẩn bị cho đợt triển khai quân có thể bắt đầu ngay trong ngày 28/02.
BBC đã gửi email cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc để xác nhận.
Trong khi đó, Kyiv Independent dẫn nhiều nguồn tin cho biết Belarus có thể sẽ triển khai lính dù.
Belarus là đồng minh lâu năm của Nga, giáp giới Ukraine ở phía Bắc. Chính phủ chuyên quyền của họ đã bỏ phiếu vào Chủ nhật (27/2) để từ bỏ quy chế phi hạt nhân. Điều này mở đường cho Nga đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus.
Cùng ngày Chủ nhật (27/2), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nhà lãnh đạo độc tài của Belarus Alexander Lukashenko đã cam kết với ông trong một cuộc điện đàm rằng, quân đội Belarussia sẽ không được điều động vào Ukraine.
(ntdvn.com - Theo BBC)