Một con cá voi lưng gù và con bê bơi trong vùng biển ở Niue trong bức ảnh năm 2018 này (AAP) Nguồn: Richard Sidey/AP
THẾ GIỚI - Úc trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký Hiệp ước về Biển Khơi của Liên Hiệp Quốc, một cột mốc bảo vệ những vùng biển rộng lớn mà không quốc gia nào chính thức sở hữu. Các nhóm môi trường cho biết, hiệp ước sẽ giúp khắc phục tình trạng mất đa dạng sinh học và bảo đảm sự phát triển bền vững, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi thực hiện.
Đã hơn một thập niên trong việc hình thành một hiệp ước đầu tiên, để bảo vệ các vùng biển ngoài khơi của thế giới.
Gần 70 quốc gia đã ký Hiệp định Đa dạng Sinh học Biển khơi của Liên Hiệp Quốc, và Ngoại trưởng Penny Wong nói, Úc là một trong số đó.
Ngọi trưởng Penny Wong nói "Đó là về việc bảo vệ Thái Bình Dương xanh, đại dương mà chúng ta chia sẻ cho các thế hệ tương lai".
"Chúng tôi rất tự hào là một bên ký kết sáng lập, cùng với các đối tác Thái Bình Dương của chúng tôi cho hiệp ước này".
"Nó cho thấy hệ thống đa phương vẫn đang mang lại hiệu quả, bất chấp một số thách thức".
Được biết Hiệp ước này nhằm cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho đại dương, trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Các mối đe dọa đối với môi trường đại dương đã gia tăng trong những năm gần đây, do đánh bắt quá mức và nhiệt độ gia tăng.
Trong khi đó Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế gọi tắt là IUCN ước tính rằng, có 41% các loài bị đe dọa như cá mập và cá voi, đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Giám đốc Đại dương của Quỹ từ thiện Pew là bà Christabel Mitchell cho biết, hiệp ước này sẽ áp dụng cho các hoạt động trong các đại dương, nằm ngoài biên giới quốc gia hơn 200 hải lý.
Bà Christabel Mitchell nói "Các vùng biển ngoài khơi chiếm gần hai phần ba đại dương toàn cầu và chỉ có 1% trong số đó hiện được bảo vệ".
"Có những khu vực rộng lớn bao phủ toàn cầu, có vùng biển ngoài vùng biển quốc gia của mỗi quốc gia, là nơi có nguồn cá phong phú, là tuyến đường di cư cho các loài như cá voi và cá mập và chúng hỗ trợ các hệ sinh thái tuyệt vời như san hô nước sâu".
"Trên thực tế có rất nhiều sinh vật biển, mà chúng ta biết rất ít ở biển khơi".
"Hiệp ước biển khơi sẽ mở ra một cách thức mới để quản lý các vùng biển ngoài khơi, nơi các quốc gia có thể làm việc cùng nhau và xem xét quản lý như một tổng thể".
"Nó sẽ cho phép tạo ra các khu bảo tồn biển, trên biển cả lần đầu tiên".
Trong khi đó Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bảo tồn Biển Úc, là ông Darren Kindleysides, cho biết tác động tiềm tàng của thỏa thuận này vượt ra ngoài đa dạng sinh học.
Ông nói "Đôi khi, các hiệp ước và luật pháp quốc tế có thể cảm thấy hơi xa vời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta".
"Úc là một hòn đảo và hơn thế nữa, chúng tôi có một bờ biển lớn, chúng tôi được bao quanh bởi vùng biển quốc tế, một khi bạn vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia của chúng tôi".
"Những điều xảy ra ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của chúng ta, đều ảnh hưởng đến vùng biển và nền kinh tế của chúng ta".
"Vì vậy du lịch sinh thái biển nằm trên Rạn san hô Great Barrier, vốn là nguồn tạo ra đô la và việc làm khổng lồ".
"Do đó khi bảo vệ các đại dương toàn cầu, chúng ta đang bảo vệ đại dương, động vật hoang dã đại dương, lối sống và nền kinh tế đại dương của chúng ta".
Tuy nhiên Hiệp ước không tự động có hiệu lực ngay khi nó được ký kết.
Ông Darren Kindleysides nói rằng, thỏa thuận này sẽ phải được ít nhất 60 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phê chuẩn.
Ông nói "Tiến trình quốc tế là từ ngữ của một hiệp ước cần phải được thống nhất và điều đó đã xảy ra vào tháng Ba".
"Sau đó hiệp ước cần phải được ký kết và đó là những gì đã bắt đầu xảy ra ngày hôm nay, nhưng để hiệp ước đó có hiệu lực, cần có 60 quốc gia cần phải phê chuẩn hiệp ước".
"Bây giờ phê chuẩn là tiến trình mà một quốc gia như Úc, thực hiện một thỏa thuận quốc tế và bảo đảm rằng, họ có thể thực hiện nó ở cấp quốc gia”.