Maira Tembe đứng bên trong Teatro da Paz trước khi bắt đầu buổi lễ công bố điều tra dân số bản địa quốc gia của Brazil ở Belem, Brazil, Thứ Hai, ngày 7 tháng 8 năm 2023. Belem sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Amazon, một cuộc họp của các quốc gia là một phần của Hiệp ước Hợp tác Amazon (Amazon Cooperation Treaty): Brazil, Bolivia, Colombia, Guyana, Ecuador, Peru, Suriname, Venezuela và Guiana thuộc Pháp. (Ảnh AP/Eraldo Peres). Nguồn: AP/Eraldo Peres/AP

 

QUỐC TẾ - Hội nghị thượng đỉnh về rừng Amazon ở Brazil đang tập hợp các nhà lãnh đạo từ các quốc gia vùng Amazon, nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp cho khu rừng nhiệt đới và người dân ở đây. Bộ trưởng Môi trường Brazil kêu gọi các chính sách dựa trên bằng chứng, trong khi các bộ lạc bản địa tìm kiếm luật pháp để bảo đảm cho sự tồn tại của họ.

 

Trong mười bốn năm, các quốc gia có rừng nhiệt đới Amazon đã chật vật trong việc bảo vệ nó.

 

Lần cuối cùng Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tổ chức một cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước Hợp tác Amazon vào năm 2009, rất ít nhà lãnh đạo khác tham gia cuộc họp.

 

Năm nay, các nhà lãnh đạo đã nhận thức được mối đe dọa đối với khu rừng nhiệt đới có biệt danh là 'lá phổi của trái đất', khi những đợt nắng nóng chưa từng có thiêu đốt bắc bán cầu.

 

Giờ đây, tám nhà lãnh đạo từ các quốc gia vùng Amazon đang họp tại Hội nghị Thượng đỉnh về Rừng Amazon, được tổ chức tại thành phố Belem phía bắc Brazil, để thảo luận về các cách bảo vệ rừng nhiệt đới và người dân ở đó.

 

Các nguyên thủ quốc gia từ Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.

 

Marina Silva, là Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi Khí hậu của Brazil, nói “Hội nghị thượng đỉnh này đề cập chính xác nhu cầu của chiến lược mà Tổng thống Lula đã vạch ra cùng với tất cả chúng ta, một hội nghị thượng đỉnh hai chiều. Vì chúng ta đã có 14 năm gián đoạn mà không có lời kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nên chúng tôi đã đi đến kết luận rõ ràng".

“Thứ nhất là Amazon đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thứ hai là chúng ta không thể cho phép nó lún vào ngưỡng không thể hồi phục. Thứ ba là chúng ta không thể đảo ngược quá trình này nếu hành động một mình.”

 

Bà kêu gọi áp dụng các chính sách dựa trên khoa học.

“Chúng tôi đang nói rằng cần phải đưa ra các chính sách công khai cho Amazon dựa trên bằng chứng. Đây không phải là lúc có thái độ thất thường và bất kỳ thái độ nào không xét đến khoa học đều có thể gây ra những sai lầm không thể cứu vãn. Chúng tôi đang làm việc cho một ủy ban liên chính phủ của các quốc gia vùng Amazon để cung cấp hỗ trợ khoa học và kỹ thuật cho những hành động này.”

 

Amazon trải dài trên diện tích gấp đôi Ấn Độ, và 2/3 trong số đó nằm ở Brazil.

 

Những người bản địa sinh sống ở vùng Amazon là trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh.

 

Bộ trưởng Người bản địa Brazil, Sonia Guajajara, nhấn mạnh ý nghĩa của rừng nhiệt đới Amazon .

“Tôi đã nói trước đây rằng quần thể sinh vật Amazon được mọi người mong muốn, bởi những người muốn bảo vệ và chăm sóc nó, hoặc những người muốn khám phá nó.”

"Vì vậy, tất cả những hành động đều liên quan đến sự tham gia của mọi người và một mối quan rằng Amazon là nơi có con người."

 

Sông Komi Memem rất quan trọng đối với Oro Waram, một trong sáu phân nhóm của người Wari' Bản địa, những người đã sinh sống ở vùng phía tây Amazon của Brazil trong nhiều thế kỷ.

 

Thủ lĩnh và ủy viên hội đồng của người Wari bản địa Francisco Oro Waram lo ngại nguồn nước mà người dân của ông uống sẽ bị ô nhiễm như những con sông khác.

 

Ông đang làm việc để thông qua một đạo luật nhằm bảo vệ các bộ lạc bản địa mà sự sống còn của họ phụ thuộc vào nước sông sạch.

“Người dân của tôi, cha mẹ tôi, từng uống nước ở đây vì lúc đó không có trang trại, không có thuốc trừ sâu. Ngày nay, nó khác. Nó bị ô nhiễm.”

"Không chỉ cho hôm nay, ngày mai hay chỉ cho sông Komi Memem. Bây giờ, việc đưa ra luật này cho các con sông khác là tùy thuộc vào các thành viên hội đồng khác."

 

Bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh, các nhà hoạt động môi trường Brazil biểu tình, kêu gọi từ chối đơn xin thăm dò dầu mỏ của công ty dầu mỏ Petrobras ở Amazon vì nguy cơ tràn dầu.

 

Các chuyên gia sinh thái học tuyên bố họ lo lắng về các dự án thăm dò địa chấn và dầu mỏ ở Amazon thuộc Brazil.

 

Flavia Guedes là một trong những người biểu tình.

"Ở đây tại cuộc biểu tình, chúng tôi có những người từ các vùng lãnh thổ này và các tổ chức làm việc trực tiếp tại khu vực. Chúng tôi đang biểu tình chống lại việc khai thác dầu mỏ, cũng như chống lại tất cả các hình thức bóc lột khác diễn ra ở Amazon.

 

Tổng thống Lula của Brazil cho biết ông hy vọng một tuyên bố đã được soạn thảo, sẽ trở thành lời kêu gọi chung của các quốc gia khi họ tiến tới hội nghị khí hậu COP 28 vào tháng Mười Một.