Ngoại Trưởng Úc, Penny Wong, đã có cuộc gặp mặt Ngoại Trưởng Trung Quốc, Vương Nghị  (Wang Yi) ở Bali, Indonesia. Nguồn: AAP

 

QUỐC TẾ - Ngoại trưởng Úc Penny Wong và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm trong một tiếng đồng hồ bên lề cuộc họp của nhóm G20 ở Bali.

 

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước kể từ năm 2019. Đó là một bước tiến lớn trong việc hàn gắn mối bang giao giữa Úc và Trung Quốc, tiếp theo sau cuộc gặp gần đây giữa Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore.

 

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Wong nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực hàn gắn không dễ dàng của hai bên.

"Đây là bước đầu tiên của để ổn định mối quan hệ. Vì vậy, chúng ta là chính phủ, và chúng ta là một quốc gia đưa ra những quyết định nhất định trên cơ sở lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia thuộc chủ quyền của chúng ta, và chúng tôi sẽ không từ bỏ những điều đó. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều đó vì lợi ích của chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ nói vì lợi ích của Trung Quốc mà mối quan hệ nên được ổn định. Điều đó sẽ mất thời gian, cần nỗ lực, sẽ thành công và sẽ có nhiều sắc thái.”

 

Các cuộc hội đàm đầu tiên sau ba năm giữa những người có địa vị cao cấp như vậy của cả hai chính phủ có nghĩa là có rất nhiều điều để nói. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Wong chỉ ra rằng không chỉ nói nhiều mà còn phải lắng nghe.

"Tôi hoan nghênh cuộc thảo luận của chúng ta về các vấn đề quan tâm giữa hai nước cũng như cuộc thảo luận của chúng ta về sự thịnh vượng, an ninh và ổn định của khu vực. Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn và chúng tôi lắng nghe cẩn thận các ưu tiên và mối quan tâm của nhau."

 

Điều quan trọng nhất đối với phía Úc là lo ngại về các hoạt động mở rộng quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Úc cũng muốn thấy có sự công bằng trong thuế quan của Trung Quốc đối với các mặt hàng chủ chốt của Úc như than đá, rượu và lúa mạch.

 

Và vấn đề nhân quyền cũng đã được nêu lên, đặc biệt là việc giam giữ Tiến sĩ Yang Hengjun và nhà báo Cheng Lei. Cả hai đều đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp.

 

Thượng nghị sĩ Wong cho biết bà ấy đã đưa ra một số đề nghị để Trung Quốc có thể đảo ngược hướng đi hiện tại của mình đối với hai công dân Úc nói riêng.

"Không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi sẽ nêu ra các trường hợp lãnh sự đối với Cheng Lei và Tiến sĩ Yang và những người khác. Quý vị có thể đoán được, rõ ràng là chúng tôi đã thảo luận về những tắc nghẽn thương mại đang tồn tại và đó vẫn là quan điểm của chính phủ - những tắc nghẽn thương mại đó nên được loại bỏ."

 

Cách tiếp cận kiên quyết, nhưng công bằng của Thượng nghị sĩ Wong được sếp của bà, Thủ tướng Anthony Albanese, ủng hộ trong một phát biểu tại Canberra.

"Thật là tốt khi đối thoại xảy ra. Chúng tôi có quan điểm rõ ràng: chúng tôi sẽ hợp tác ở bất cứ đâu có thể và phát triển quan hệ tốt ở bất kỳ đâu có thể. Nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của Úc khi phải làm như vậy."

 

Về phần Trung Quốc, họ cho biết các kênh đối thoại và tiếp xúc giữa nước này và Australia không bị cản trở. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Úc phải sẵn sàng thực hiện một số thỏa hiệp để khắc phục mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của mình.

"Chúng tôi hy vọng Úc sẽ nhìn nhận Trung Quốc và các mối quan hệ của chúng ta một cách hợp lý và tích cực, tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu sự khác biệt trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và nhân nhượng với Trung Quốc khi có thể để tạo điều kiện cần thiết đưa mối bang giao của chúng ta trở lại đúng hướng."

 

Cuộc hội đàm giữa Úc và Trung Quốc không phải là diễn biến ngoại giao quan trọng duy nhất tại hội nghị thượng đỉnh G20. Ngoại trưởng Vương Nghị cũng đã gặp người đồng cấp Hoa Kỳ, Antony Blinken.

 

Trong khi đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã rời khỏi cuộc họp, cáo buộc các quốc gia phương Tây đang chỉ trích điên cuồng về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Ông Lavrov nói rằng Úc đã được cung cấp thông tin sai lệch hoặc thiếu hiểu biết về cuộc xung đột. Nhưng Thượng nghị sĩ Wong nói rằng người Úc sẽ không nghe ông Lavrov lên lớp.

 

Tình huống phức tạp này đang khiến người ta hoài nghi về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 11, mà Nga đã được mời với tư cách khách mời đặc biệt.