Trung Quốc đang cố gắng tự cung tự cấp khi chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh lâu dài về kinh tế, công nghệ và địa chính trị với Hoa Kỳ. (Ảnh: Getty Images)

 

 

 

 

Trung Quốc đang cố gắng tự cung tự cấp khi chuẩn bị cho sự cạnh tranh lâu dài về kinh tế, công nghệ và địa chính trị với Hoa Kỳ. Nhưng Trung Quốc đã từng thất bại trong một kế hoạch tương tự cách đây một thập kỷ khi phát triển bảy ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm cả xe điện.

 

 

Chính phủ Trung Quốc tuần trước đã công bố một danh sách dài các ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước, bao gồm miễn thuế tối đa 10 năm cho một số nhà sản xuất.

 

Bối cảnh cũng rõ ràng: Trung Quốc đang cố gắng tự cung tự cấp khi chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh lâu dài về kinh tế, công nghệ và địa chính trị với Hoa Kỳ.

 

 

Tuy nhiên, giống như nhiều chính sách công nghiệp có chủ đích của Bắc Kinh, việc hỗ trợ cho ngành bán dẫn cũng có thể dẫn đến chi tiêu lãng phí và dư thừa công suất.

 

 

Thông điệp gửi đến những nhà đầu tư tiềm năng là Bắc Kinh sẽ chúc phúc và khuyến khích bất kỳ khoản đầu tư nào liên quan đến chip. Ngoài việc miễn thuế, nó cũng hứa hẹn hỗ trợ tài trợ của chính phủ, xét duyệt nhanh việc phát hành chứng khoán ra công chúng, cũng như dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng.

 

Kế hoạch hỗ trợ chất bán dẫn cũng tương tự và ở một số khía cạnh giống hệt với các chính sách mà Trung Quốc đã áp dụng cách đây một thập kỷ để phát triển bảy “ngành công nghiệp mới nổi chiến lược”, bao gồm cả xe điện.

 

Kết quả là Trung Quốc hiện có hơn 600 nhà sản xuất xe điện, trong đó nhiều doanh nghiệp mắc kẹt trong tình trạng "doanh nghiệp xác sống". Trớ trêu thay, Tesla, một nhà sản xuất Mỹ có nhà máy thuộc sở hữu 100% vốn FDI ở Thượng Hải, trên mọi phương diện mới là kẻ thống trị thị trường Trung Quốc.

 

 

Xem xét kỹ kế hoạch ngành công nghiệp chip của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh thậm chí không đặt mục tiêu cao. Một nhà máy sản xuất chip sử dụng công nghệ 28 nanomet sẽ đủ điều kiện nhận được phần thưởng cao nhất của chính phủ mặc dù công nghệ này chậm hơn ít nhất hai thế hệ so với chip 7 nanomet hiện đại, chỉ có thể được sản xuất bởi các nhà máy ở nước ngoài.

 

 

Chìa khóa là sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, mặc dù vậy dấu hiệu của sự dư thừa dự án đã rõ ràng

Không phải mọi thiết bị ở Trung Quốc đều cần chip mới nhất, và việc sản xuất hàng loạt trong nước có thể giúp Trung Quốc thay thế chip cấp trung hoặc cấp thấp nhập khẩu.

 

 

Nhưng mấu chốt là sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, mặc dù dấu hiệu dư cung đã quá rõ ràng khi gần 30 thành phố của Trung Quốc đã công bố dự án bán dẫn chỉ trong nửa đầu năm 2020.

 

 

Trung Quốc hiện có hơn 45.000 doanh nghiệp đã đăng ký liên quan đến thiết kế, thử nghiệm, phát triển và sản xuất chip và các doanh nghiệp đăng ký mới trong ngành chip đã tăng 200% chỉ trong quý 2 năm 2020 so với một năm trước đó, theo kết quả tìm kiếm số liệu đăng ký kinh doanh của Trung Quốc, Qichacha.

 

 

Tại sao phải tốn nhiều tiền và thời gian hơn để theo đuổi những đột phá về công nghệ?

Và một số công ty khởi nghiệp về bán dẫn đã sụp đổ, bao gồm cả khoản đầu tư Công nghệ bán dẫn Tacoma ở Nam Kinh, đã đệ đơn phá sản vào tháng trước.

 

Lợi nhuận từ tất cả các khoản đầu tư mới là không chắc chắn, ngoài việc ủng hộ mục tiêu chung của chính phủ là trở nên tự chủ hơn.

 

 

Điều trớ trêu là Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu chip 7 nanomet và tiên tiến hơn trong nhiều năm tới, và chính sách mới nhất có thể kéo dài quá trình này. Xét cho cùng, nếu một dây chuyền sản xuất 28 nanomet đã đủ tốt để đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ của Bắc Kinh và tìm đủ khách hàng, thì tại sao phải tốn thêm tiền và thời gian để theo đuổi những đột phá công nghệ?

 

 

Trớ trêu hơn nữa, nguồn gốc của đột phá công nghệ là sáng tạo và đổi mới, nhưng sáng tạo và đổi mới không thể “đột biến” trong ngắn hạn mà phải nuôi dưỡng hàng thế kỷ, thập kỷ bởi tự do tư tưởng và nền giáo dục cởi mở. Nhưng đáng tiếc, tự do tư tưởng và nền giáo dục cởi mở lại quá xa xỉ với người dân Trung Quốc - những người vốn chỉ biết nghe theo chính phủ hoặc không thể không nghe theo mọi tư tưởng, lối suy nghĩ mà chính phủ “thiết kế”. Đây cũng là lý do suốt 3 thập kỷ gần đây, Trung Quốc chỉ có thể ăn cắp công nghệ mà không thể sáng tạo, đổi mới, càng không thể dẫn dắt thế giới về công nghệ.

(Theo ntdvn.com)