Trái đất cần được bảo vệ đúng cách, chứ không phải với sự sợ hãi và thiếu lý trí đến mức để ai đó nhân danh ‘khoa học còn tranh cãi’ để thổi phồng thảm họa, biến nó thành ‘Kinh Thánh’ nhằm tước đoạt sự thịnh vượng và tự do của con người. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Trong vài thập kỷ qua, các nhà địa lý, nhà hải dương học, nhà địa vật lý, nhà băng học, nhà khí hậu học, nhà địa kỹ thuật, v.v. đã thể hiện sự quan tâm lớn đến khối lượng băng ở Bắc Băng Dương. Nhiều chuyên gia trong số này đã hình dung ra một Bắc Băng Dương không có băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi dự báo trong số này đã được chứng minh là sai hoàn toàn, nhưng hầu hết các nhà khoa học đứng sau chúng vẫn giữ được vị trí và uy tín trong các lĩnh vực tương ứng của họ. Thomas Lifson, nhà bình luận trên American Thinker đã có bài viết dưới đây về vấn đề này.
Những người lo sợ về sự nóng lên toàn cầu đã sai khi Kịch bản ngày tận thế đáng sợ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu là ý tưởng cho rằng chỏm băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ nhấn chìm các thành phố ven biển.
Ví dụ, năm 2007, BBC đưa tin: “Các nhà khoa học ở Mỹ đã đưa ra một trong những dự báo ấn tượng nhất về sự biến mất của chỏm băng Bắc Cực” trong vòng 5-6 năm.
Giáo sư Wieslaw Maslowski từ Cục Hải dương học của Hải quân Hoa Kỳ đã dự đoán về một Bắc Băng Dương không còn băng vào mùa hè năm 2013.
Ông Maslowski nói thêm rằng dự đoán của ông mang tính cẩn trọng: "Dự đoán của chúng tôi về việc Bắc Cực không còn băng vào mùa hè năm 2013 không tính đến hai lần lượng băng ở mức thấp nhất gần đây nhất, vào năm 2005 và 2007. Vì vậy, với thực tế đó, bạn có thể tranh luận rằng có thể dự báo của chúng tôi về năm 2013 là quá thận trọng".
Vào năm 2010, Mark Sereezer, nhà khoa học cấp cao mới được bổ nhiệm tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết (NSIDC) của chính phủ Hoa Kỳ ở Boulder, Colorando, đã được trích dẫn nổi tiếng rằng: "Bắc Cực đang gào thét."
Nhưng, cũng như vô số lời tiên tri khác về sự diệt vong của khí hậu, họ là các nhà khoa học cực đoan. Gần đây, Cap Allon viết trên tạp chí Electroverse:
"Tuần này, lượng băng ở Bắc Băng Dương đang tiến gần tới 10.000.000 km2 - mức băng cao thứ hai trong 15 năm qua. Hơn nữa, những năm 2008 và 2005 tất nhiên sẽ bị lu mờ trong những ngày / tuần tới, cũng như trong nhiều năm từ đầu những năm 2000 và giữa hoặc cuối những năm 1990. Điều này có nghĩa là năm 2021 sẽ sớm tuyên bố danh hiệu 'lượng băng ở Bắc Băng Dương cao nhất trong hai thập kỷ qua '(kể từ năm 2001).
Theo dữ liệu mới nhất từ Viện Khí tượng Đan Mạch (DMI), 'khối lượng' băng ở Bắc Băng Dương đã có dấu hiệu tăng nhanh trong những tuần gần đây - nó hiện đang vượt tất cả các năm gần đây (đường màu đen trên biểu đồ bên dưới), và cho thấy không có dấu hiệu giảm bớt:
Ở Bắc Cực đang lạnh đến mức:
Hai tàu phá băng đang trên đường giải cứu những con tàu bị băng vây kín trên Tuyến đường biển Bắc
Các nhà chức trách ở vùng Viễn Đông của Nga đã quyết định vận hành hai tàu phá băng để hỗ trợ các tàu hiện đang bị đóng băng ở Biển Đông Siberia.
Việc đưa các tàu phá băng hiện đại vào hoạt động diễn ra trong bối cảnh điều kiện băng biển khắc nghiệt đã khiến các chủ tàu phải ngạc nhiên. Hiện có khoảng 20 tàu bị mắc kẹt hoặc đang cố gắng vượt qua Bắc Băng Dương đầy băng giá.
Nhưng còn chỏm băng ở Nam Cực thì sao?
Nó cũng không tan:
Châu Nam Cực cũng vừa chứng kiến một mùa đông lạnh giá lịch sử. Như đã báo cáo vào tháng trước: "Từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình ở Nam Cực là -61,1C (-78F). Nói một cách đơn giản, đây là đợt 6 tháng lạnh nhất từng được ghi nhận ở khu vực và nó dễ dàng soán ngôi trước đó 'mùa đông lạnh nhất' được ghi nhận: -60,6C (-77F) từ năm 1976 (cực tiểu năng lượng mặt trời của chu kỳ yếu 20). "
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố tuần trước chỉ ra rằng:
Dữ liệu về Paleoclimate cho thấy, trong thời kỳ tiền công nghiệp, Bắc Băng Dương có ít băng hơn so với thời hiện đại, hoặc nồng độ CO2 thấp hơn 100 ppm so với ngày nay (280 so với 380 ppm).
Hồi tháng 9, các nhà khoa học (Diamond và cộng sự, 2021) khẳng định rằng trong thế kỷ 18 và 19, lượng băng ở Bắc Băng Dương ở mức thấp nhất, trung bình là 5,54 triệu km².
Mặc dù lượng băng tan ở Bắc Băng Dương trong thời kỳ hiện đại thường được cho là vô cùng nguy hiểm, dữ liệu vệ tinh cho thấy mức độ băng ở Bắc Cực tăng tối thiểu trung bình trong 5 năm 2002 -06 là 5,92 triệu km², cao hơn 0,38 km² so với những năm 1700 và 1800 hoặc mức Tiền Công nghiệp (PI). Điều này dường như không hề hù hợp với những tuyên bố về hiện tượng băng tan chưa từng có trong những thập kỷ gần đây.
Ngoài ra, lượng khí thải CO2 chỉ đạt đỉnh ở mức ~ 280 ppm trong thời kỳ Gian băng cuối cùng (LIG), gần bằng với mức CO2 thời kỳ Tiền Công nghiệp. Tuy nhiên, do có thêm 60-75 W/m² sóng ngắn bắc buộc ở Bắc Cực trong thời kỳ Gian băng đó cho đến ngày nay, nên có "một Bắc Cực Gian băng không có băng trong thời gian từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10" từ khoảng 130,000 đến 115,000 năm trước (Diamond và cộng sự, 2021).
Gấu Bắc Cực - được cho là phụ thuộc vào sự hiện diện của băng ở biển vào mùa hè để săn hải cẩu - tuy nhiên chúng vẫn sống sót trong thời kỳ Bắc Cực không có băng trong nhiều thiên niên kỷ.
Joe Biden và các nhà nghiên cứu khí hậu không quan tâm đến dữ liệu. Họ muốn chi hàng nghìn tỷ đô la để chuyển đổi xe ô tô có động cơ sang ô tô điện chạy bằng pin mà nguồn năng lượng của nó sẽ là ... một thứ gì đó, mà không hoàn toàn chắc chắn đó là thứ gì. Cối xay gió và các tấm pin mặt trời sẽ không thể đáp ứng nguồn năng lượng cần thiết và giới “năng lượng xanh” ghét năng lượng hạt nhân.
Chúng ta đang sống trong một thế giới ‘hỗn loạn’ thông tin về Biến đổi khí hậu. Rất nhiều tổ chức, rất nhiều kênh truyền thông, rất nhiều cá nhân đang không ngừng cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu và hậu quả khủng khiếp của nó. Họ nói với công chúng rằng, các cảnh báo của họ được đưa ra dựa trên số liệu đáng tin cậy lấy từ các mô hình khí hậu được thiết kế công phu với vô số thuật toán phức tạp, và đa phần những mô hình này cho một kết quả đồng nhất: Trái đất đang đi đến diệt vong bởi hiệu ứng nhà kính. Bài viết trên là một minh chứng nữa cho thấy, câu chuyện 'nóng lên toàn cầu' chỉ là một trò lừa đảo?
(ntdvn.com - Theo American Thinker)