Trại tị nạn ở Thisted, phía bắc Jutland, Denmark. Nguồ: AAP

 

 

 

 

 

 

ĐAN MẠCH - Quốc hội Đan Mạch đã thông qua luật cho phép nước này chuyển những người xin tị nạn đến một quốc gia thứ ba bên ngoài châu Âu. Nước này đã có một trong những hệ thống nhập cư khắc nghiệt nhất trong khu vực khiến Liên Hiệp Quốc và Ủy Hội Âu Châu chỉ trích.

 

 

Các nhà lập pháp Đan Mạch đã bỏ phiếu thông qua một dự luật mới cho phép chính phủ chuyển những người xin tị nạn ở Đan Mạch đến các trung tâm tị nạn ở một quốc gia đối tác, nơi họ sẽ được cứu xét hồ sơ với hy vọng được cấp quy chế tị nạn.

 

 

 

Rõ ràng đây là một bước đột phá so với những nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm cải tổ chính sách di trú và tị nạn.

 

 

Phát ngôn viên của Ủy Hội Âu Châu về Nội vụ, Adalbert Jahnz, cho biết quyền xin tị nạn là quyền cơ bản trong khối Liên Minh Âu Châu.

 

 

Ông nói "Việc cứu xét hồ sơ tị ở một nước thứ ba bên ngoài các yêu cầu xin tị nạn đặt ra câu hỏi cơ bản về cả khả năng tiếp cận các thủ tục xin tị nạn, lẫn cách tiếp cận hiệu quả để được bảo vệ. Không thể thực hiện theo các quy tắc của Liên minh Âu châu về Di trú và Tị nạn. Hiệp ước về Di trú và Tị nạn mà Ủy Hội Âu Châu ban đề xuất dựa trên quyền được tị nạn như là một quyền cơ bản trong Liên minh châu Âu được bảo đảm trong Hiến chương EU.”

 

 

Mục tiêu của Đảng Dân chủ Xã hội đối lập ở Đức là không nhận những người xin tị nạn, ngoại trừ việc chấp nhận những người tị nạn theo quôta của Liên hợp quốc.

 

 

Nghị sĩ của đảng này và là thành viên Ủy ban Di trú và Hội nhập của Quốc hội, Rasmus Stoklund, đang bảo vệ luật mới.

 

"Hơn 50% đến Đan Mạch vào năm ngoái, họ không có nhu cầu xin tị nạn. Họ là những người di cư hy vọng có một cuộc sống tốt hơn. Và tôi hiểu điều đó. Và tôi nghĩ điều đó có lý . Nhưng nó không đủ để có được giấy phép cư trú để ở lại Đan Mạch.”

 

 

Đan Mạch gần đây đã gây xôn xao khi tuyên bố các khu vực của Syria là đã trở lại an toàn rồi và thu hồi giấy phép cư trú của một số người tị nạn Syria.

 

 

Lập trường di trú của chính phủ liên minh đang được so sánh với lập trường của những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu khi tình trạng di dân ồ ạt sang châu Âu đạt đỉnh điểm vào năm 2015.

 

 

Tháng trước, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc đã hối thúc Đan Mạch không thông qua dự luật vì lo ngại quốc gia này có thể thúc đẩy các quốc gia khác làm theo.

 

 

Nhưng quốc gia thực sự dẫn đầu hiện là nước Úc. Trong nhiều năm, các quan chức Đan Mạch đã nói rằng Úc là tấm gương để noi theo nhằm ngăn chặn di dân kinh tế.

 

 

Cao ủy phó Cao uỦy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, bà Gillian Triggs, một người Úc gần đây đã lên án việc cứu xét đơn xin tị nạn ở một nước thứ ba, bởi sẽ làm suy yếu quyền kiếm sự bảo vệ của những người xin tị nạn.

 

 

Nhưng dân biểu Đảng Dân chủ Xã hội của Đức Rasmus Stoklund nói rằng nó sẽ tiết kiệm tài lực để san sẻ cho các trại tị nạn cần tài trợ trên khắp thế giới.

 

 

Ông nói "Khi mọi người nhận ra rằng họ sẽ phải bị đưa trở lại một quốc gia bên ngoài châu Âu nếu họ đến nơi, thì họ sẽ ngừng đến Đan Mạch, và điều đó có nghĩa là họ sẽ ngừng đặt mình vào một tình huống nguy hiểm trên Biển Địa Trung Hải và họ sẽ ngừng lãng phí rất nhiều tiền để trả cho những kẻ đưa lậu người.”

 

 

Hơn 20,000 di dân và tị nạn đã chết đuối khi cố vượt biển vào năm 2014. Phần lớn trong số một triệu người đến EU vào năm 2015 là những người chạy trốn khỏi chiến tranh ở Syria.

 

 

Người sáng lập nhóm nhân quyền Chào mừng Người tị nạn, Michala Bendixen nói rằng dự luật sẽ không làm được những gì như chính phủ đã hứa hẹn.

 

"Chà, trước hết, thật vô nghĩa khi nói rằng họ sẽ ngừng vượt biển bởi vì họ sẽ không thể xin tị nạn ở một trung tâm đặt ở nước ngoài, do đó mọi người vẫn phải vượt biển. Vì vậy, thật nực cười khi gọi đó là nhân đạo."

 

 

Đơn xin quy chế tị nạn ở Đan Mạch chỉ có thể nộp tại biên giới Đan Mạch. Bà Bendixen chỉ trích luật mới.

 

Bà nói "Ý tôi là hãy xem xét tất cả các câu trả lời từ các tổ chức nhân đạo. Không tổ chức nào nào đồng ý rằng luật mới là nhân đạo hơn cho nên có lẽ chính phủ đã sai."

 

 

Bộ trưởng Di trú Đan Mạch nói rằng chính phủ cần một khuôn khổ pháp lý cho chính sách tị nạn mới trước khi có thể trình bày chi tiết.

 

 

Trong khi quốc gia Bắc Âu này vẫn chưa đạt được thỏa thuận với một quốc gia đối tác, Nghị sĩ Rasmus Stoklund cho biết họ đang đàm phán với một số nước, trong số đó có Rwanda.

 

 

Ủy Hội Âu Châu sẽ phân tích kỹ luật mới của Đan Mạch trước khi quyết định các bước tiếp theo.