Rebecca Allred, sinh viên tiến sĩ hóa học năm thứ hai tại Yale
THẾ GIỚI - Phụ nữ làm việc trong lãnh vực khoa học, công nghệ và toán học, đồng ý với câu nói ‘bạn không thể làm những gì bạn không thể nhìn thấy’, vì đó là những ngành mà trước đây họ thường bị bỏ qua do những thành tựu ít ỏi của họ. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ngày nay, vẫn còn sự chênh lệch giới tính rõ ràng. Tuy nhiên trên khắp nước Úc họ đang nỗ lực nâng cao hình ảnh của các nữ khoa học gia khác, với hy vọng truyền đạt cảm hứng cho thế hệ tiếp nối.
Bác sĩ Clara Chow sống tại Sydney là một trong những bác sĩ tim mạch hàng đầu của Úc, bà cũng là người tiên phong trong công tác phòng ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ.
Hiện nay danh sách dài các giải thưởng và thành tựu của bà, đã được ghi chép trên một trong những trang web được truy cập nhiều nhất thế giới, đó là Wikipedia thường được gọi là Bách Khoa Mở.
Bác sĩ Clara Chow nói "Thực ra thì hơi lạ, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình được nói đến trong Wikipedia".
"Tôi nghĩ rằng việc thấy điều đó trên Wiki, cũng sẽ khuyến khích các phụ nữ khác trở thành những khoa học gia”.
Được biết, có ít hơn 20 phần trăm tiểu sử trên Wikipedia tiếng Anh, là của phụ nữ.
Chính số liệu thống kê này đã truyền cảm hứng cho một phong trào toàn cầu, nhằm tăng số lượng trang Wikipedia ghi chép về phụ nữ.
Sally-Anne Williams là Giám đốc điều hành của Cicada Innovations, một vườn ươm nhân tài có trụ sở tại Sydney, dành cho các công ty khởi nghiệp về khoa học và đổi mới kỹ thuật.
Bà cũng là chủ tịch của phúc trình có tên là ‘Đường Dẫn đến sự Đa Dạng trong STEM của Chính phủ’.
Bà Sally-Anne Williams nói "Điều này thực sự quan trọng vì phụ nữ đã bị xóa khỏi lịch sử hết lần này đến lần khác, đặc biệt là trong khoa học và kỹ thuật".
"Chúng ta đã không công nhận rất nhiều chuyên gia khoa học, chuyên gia vật lý học, chuyên gia toán học trong sách giáo khoa của mình, khiến chúng ta nghĩ rằng đây là những lãnh vực chỉ dành cho nam giới, hoặc chỉ dành cho những thứ có khả năng và điều đó không đúng”.
Cho đến nay, chuyên gia khoa học môi sinh, Melanie Zeppel, đã tạo ra 100 hồ sơ cho phụ nữ Úc, bao gồm Toàn quyền hiện tại là Sam Mostyn và chuyên gia nghiên cứu bệnh ung thư hắc tố và cũng là Người Úc Xuất sắc của năm là Georgina Long.
"Mục tiêu là chúng ta sẽ nâng cao sự nghiệp của những người này".
"Điều tôi nhận thấy sau khi viết các trang Wikipedia là phụ nữ có xu hướng giành được nhiều giải thưởng hơn, nhận được trợ cấp và được thăng chức".
Trong khi đó tiến sĩ Astrid Rodriguez đã tạo ra các trang đa ngôn ngữ, để nâng cao vị thế của những người phụ nữ đa dạng trong khoa học, những người mà theo bà, các nghiên cứu của họ thường bị bỏ qua hoặc phớt lờ.
Chuyên gia di truyền học người Colombia có trụ sở tại Brisbane cho biết, ngôn ngữ là rào cản chính.
"Hiện tại, các tạp chí khoa học uy tín nhất đều được viết bằng tiếng Anh, nếu họ không có kiến thức đó bằng tiếng Anh, thì sẽ rất khó để viết những bài báo này".
"Vì vậy chúng sẽ bị từ chối và sau đó công trình khoa học đó, sẽ không bao giờ được công bố hoặc được thế giới biết đến”.
Được biết vào năm 2020, Tiến sĩ Rodriguez đã thành lập Huitaca, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp phụ nữ Mỹ Latinh công bố nghiên cứu của họ, thông qua dịch vụ cố vấn và biên tập tiếng Anh
Thông qua Huitaca, Johanna Tejada, người Colombia đã có thể công bố nghiên cứu của mình, về mối liên hệ giữa đột biến gen và bệnh Alzheimer
Johanna Tejada nói "Dự án Huitaca là một cơ hội rất tuyệt vời đối với tôi, tôi đã chờ đợi cơ hội này trong một thời gian dài".
"Dự án này mất 2 năm, nhưng cuối cùng chúng tôi đã đạt được nó với sự hài lòng lớn lao”.
Bà cho biết việc công bố nghiên cứu của mình, đã dẫn đến với công việc hiện tại của bà là giảng viên Đại học.
Trong khi đó một trong những sinh viên của bà, hiện trong tiến trình xuất bản nghiên cứu của bà, thông qua 'Khả năng Hiển thị Huitaca' hay 'Huitaca Visibility', vốn là chìa khóa để truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo.