Đám đông phản ứng gần đồn cảnh sát Petionville nơi những người đàn ông có vũ trang, bị cáo buộc liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise, đang bị giam giữ ở Port au Prince vào ngày 8 tháng 7 năm 2021. (Valerie Baeriswyl / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Bất cứ khi nào nghĩ về Haiti, nơi mà tổng thống vừa bị ám sát, tôi nghĩ đến bài thơ của Hopkins “Không có điều tệ nhất, không có”. Bởi vì toàn bộ lịch sử của Haiti dường như là sự bác bỏ bài thơ của Hopkins. Như thể đất nước này đã quyết tâm chứng minh rằng lý do không có điều tồi tệ nhất - là bởi vì có quá nhiều điều tồi tệ.

 

 

 

Trí nhớ của tôi đối với tuổi thơ rất kém, nhưng những dòng chữ của nhà thơ tôn giáo cách tân vĩ đại của nửa sau thế kỷ 19, Gerard Manley Hopkins, vẫn in đậm trong tâm trí tôi:

 

 

‘Không có điều tệ nhất, không có’

Một trích dẫn đầy đủ hơn như sau:

“Không có điều tệ nhất, không có. Quá khứ vốn dĩ đã đau buồn,

Sẽ có nhiều đau đớn hơn, tại các cơ quan đầu não...

An ủi ư, nơi đâu là nơi bạn được an ủi?

 

 

 

 

 

Sự ác độc của con người tạo ra những hố sâu đau khổ.

 

Nhà thơ Hopkins cho rằng luôn có thể có những đau khổ tồi tệ hơn (có nghĩa là, mọi thứ luôn có thể tồi tệ hơn, và không có điều tồi tệ nhất), và ông còn cho rằng đau khổ lớn nhất mà bất cứ ai trải qua đều có nguồn gốc hoàn toàn từ tâm trí: “Hỡi tâm trí, tâm trí có núi, có vách đá rơi xuống…”’

 

 

Qua đời vào năm 1889, ông không còn sống để trải qua những nỗi kinh hoàng lịch sử của thế kỷ XX, khi sự ác độc của con người tạo ra những hố sâu đau khổ khó có thể vượt qua. Đó là “thành tích” của các nhân vật như Hitler, Mao Trạch Đông và Pol Pot... để chứng minh rằng thực sự có điều tồi tệ nhất. Cứ như thể họ đã cố gắng để chứng minh rằng Hopkins đã sai: Bởi vì tham vọng của những kẻ độc tài chính là điều tồi tệ nhất.

 

 

Bất cứ khi nào tôi nghĩ về Haiti, nơi mà tổng thống vừa bị ám sát, tôi nghĩ đến bài thơ của Hopkins “Không có điều tệ nhất, không có”. Bởi vì toàn bộ lịch sử của Haiti dường như là sự bác bỏ bài thơ của Hopkins. Như thể đất nước này đã quyết tâm chứng minh rằng lý do không có điều tồi tệ nhất - là bởi vì có quá nhiều điều tồi tệ.

 

 

Khi tôi đến thăm Haiti lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, Haiti là một trong ba thành phố có liên quan đến đại dịch mới vào thời điểm đó: AIDS. Sự lây lan của AIDS rất nhanh, và vì không có thuốc chữa, họ chỉ có thể phòng ngừa. Điều đó bao gồm việc tránh tiếp xúc với người Haiti và có người Haiti “càng ít càng tốt”. Việc du lịch đến Haiti đã bị ngừng lại.

 

 

Chuyện xảy ra khủng khiếp đến nỗi khi trở về từ Haiti, tôi bị ốm rất nặng. Tôi bị sốt cao và chưa bao giờ bị đau đầu như vậy. Tôi đã được điều trị trong bệnh viện giống như một bệnh nhân bị nghi ngờ mắc Ebola, bởi những người mặc quần áo bảo hộ. Tôi hồi phục một cách tự nhiên, sau khi được chẩn đoán mắc phải một loại virus do muỗi truyền.

 

 

Tình tình tại Haiti vẫn rất đen tối. Cựu Tổng thống độc tài Jean-Claude Duvalier bị lật đổ. Nhưng trước đó, cha của ông ta là François Duvalier, hay còn có biệt danh là Papa Doc, cùng với đứa con có biệt danh là Baby Doc này - từng là những hung thần, nỗi khiếp đảm của dân Haiti. Cha con họ, trong vòng tổng cộng 29 năm cầm quyền với những chức danh “tổng thống suốt đời” tự phong, đã đưa Haiti trở thành quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu và di chứng đó vẫn còn tới ngày nay.

 

 

Người dân Haiti căm ghét và sợ hãi gia đình cựu độc tài này, mọi thứ với người dân nơi đây không thể tồi tệ hơn…

 

 

 

Không thể tồi tệ hơn.

 

Khi tôi trở về cùng vợ khoảng 10 sau, Haiti đã nghèo hơn nhiều, và sự nghèo khó của họ dường như tuyệt vọng hơn nhiều.

 

 

Tôi còn nhớ vào một buổi tối, chúng tôi đến một nhà hàng nhỏ. Khi chúng tôi ngồi thưởng thức món gà hầm, những đứa trẻ nhỏ đang đói đã đến và thò bàn tay gầy guộc của mình qua tấm lưới để cố lấy thức ăn từ đĩa của chúng tôi. Người chủ là một người phụ nữ, đã dùng chổi đuổi chúng đi như thể chúng là những con ruồi dơ bẩn.

 

 

Thậm chí nhiều vùng nông thôn đã bị xói mòn thành một loại sa mạc (khi bạn bay từ Cộng hòa Dominica, bạn có thể nhìn thấy biên giới từ độ cao 35.000 feet, một bên là màu xanh lá cây và một bên là màu nâu). Khi dân số tăng lên, sản lượng lương thực cũng giảm đi.

 

 

Tuy nhiên, kỳ lạ thay, thủ đô Port-au-Prince vẫn đủ an toàn. Những người đổi tiền, đứng trên những con đường đầy rác thối rữa, có những tờ tiền rất lớn.

 

 

Trong chuyến thăm đầu tiên của tôi, tôi đã đến thăm một nhà truyền giáo y tế nổi tiếng người Mỹ, bác sĩ William Hodges, ở thị trấn nhỏ Limbé tại phía bắc đất nước. Ông ấy và vợ rất chào đón tôi, và tôi đã có một buổi tối vui vẻ với họ. Tiến sĩ Hodges, người đã dành hơn nửa đời người ở Haiti, là một nhà khảo cổ học nhạy bén.

 

 

Khi tôi và vợ đến thăm ông ấy khoảng 10 sau, bác sĩ Hodges đã nói với tôi rằng ông muốn tập trung vào ngành khảo cổ học của mình, nhưng tình trạng y tế đã trở nên tồi tệ đến mức ông ấy phải tiếp tục công việc y tế của mình.

 

 

Xung quanh ông là rất nhiều bệnh nhân, tất cả đều cần được quan tâm khẩn cấp. Ông ấy đã làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, ở tuổi 70 tuổi và rõ ràng là đã đến mức kiệt sức. Ông qua đời trong vòng một năm.

 

 

Điều này rõ ràng cho thấy sự tuyệt vọng của đất nước Haiti đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, những sự cố ở Haiti còn lâu mới kết thúc. Người ta có thể gọi những thảm họa chính trị ở Haiti là điều bình thường kể từ khi nước này giành được độc lập từ Pháp vào năm 1804. Ngoài ra, Haiti còn hứng chịu một trận động đất kinh hoàng, kéo theo dịch tả và một trận cuồng phong khủng khiếp.

 

 

Đối với dịch tả, người Haiti tin rằng nó được đưa đến bởi quân đội gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ Nepal, một sự thật được xem là một thuyết âm mưu quốc tế, được che giấu bởi Liên hợp quốc và các tạp chí y tế lớn, mặc dù nó không đánh lừa được ai ở Haiti. 

 

 

Viện trợ nước ngoài ồ ạt vào Haiti sau những thảm họa này, đã làm tăng tính cạnh tranh chính trị trong nước để nhận viện trợ, các thành viên của tầng lớp chính trị cố gắng nhúng tay vào chiến lợi phẩm này - xem đó như là cách chắc chắn nhất để giàu có nhanh chóng. Nói tóm lại, những người nghèo khổ không được hưởng lợi ích gì.

 

 

Hơn nữa, nhận thức về sự nhục nhã của người Haiti đối với sự nghèo đói đã tăng lên nhờ công nghệ thông tin được cải thiện, do đó làm tăng thêm phần tuyệt vọng cho tình huống vốn đã tuyệt vọng này.

 

 

Giống như tất cả những người đến Haiti, tôi đã phát triển một tình cảm mạnh mẽ đối với đất nước này. Tuy nhiên, không có gì tồi tệ nhất, không có… bởi nơi đâu vốn dĩ đã có quá nhiều điều tồi tệ rồi.

 

 

 

Tác giả: Theodore Dalrymple là một bác sĩ đã nghỉ hưu. Ông đang là biên tập viên của Tạp chí Thành phố New York và là tác giả của 30 cuốn sách, trong đó có “Cuộc sống tận đáy lòng”. Cuốn sách mới nhất của anh ấy là “Cấm vận và những câu chuyện khác”.

 

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

(ntdvn.com - Tâm An Theo The Epoch Times)