Binh lính Ấn Độ vận chuyển vật liệu tại biên giới Trung - Ấn. (Yawar Nazir/Getty Images)

 

 

 

Nguy cơ xung đột quân sự tại biên giới Trung-Ấn tiếp tục tăng cao. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã triển khai 60.000 binh lính ở biên giới Trung-Ấn.

 

 

Hôm 9/10, hãng tin AFP cho biết, Ngoại trưởng Pompeo đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ. Đồng thời ông Pompeo cũng cảnh báo, ĐCSTQ đã bắt đầu tập hợp một lực lượng lớn ở miền bắc Ấn Độ để đối đầu với nước này.

 

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Pompeo nói, những người Ấn Độ đóng quân ở phía Bắc biên giới đã nhìn thấy 60.000 binh sĩ Trung Quốc tập trung tại đó.

 

 

Ông Pompeo nói, 3 quốc gia dân chủ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hợp với nước Mỹ tạo thành Bộ tứ Liên Minh gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản đều đang phải đối mặt với sự uy hiếp từ ĐCSTQ.

 

 

Ông Pompeo đưa ra ví dụ: nước Úc nhận thấy, họ vừa yêu cầu điều tra về virus Corona Vũ Hán, thì bị ĐCSTQ gây áp lực kinh tế và uy hiếp.

 

 

Từ tháng 5, Trung Quốc và Ấn Độ không ngừng xảy ra các cuộc xung đột ở biên giới. Cuộc xung đột đẫm máu nhất xảy ra vào hồi giữa tháng 6, khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng, 76 người bị thương. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn chưa công bố bất kỳ con số thương vong nào.

 

 

Cuối tháng 8, một trận xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra ở hồ Pangong. Ngày 7/9, tiếng súng chỉ thiên nổ ra ở biên giới Trung-Ấn, phá vỡ nguyên tắc không nổ súng được thừa nhận ngầm trong suốt 45 năm qua giữa hai nước Trung Quốc -Ấn Độ. Kết quả khiến tình hình biên giới Trung-Ấn lại tiếp tục trở nên căng thẳng.

 

 

Đầu tháng 9, các kênh truyền thông Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đã triển khai 60.000 binh sĩ, 150 máy bay chiến đấu, và ít nhất 3 máy bay ném bom dọc theo biên giới Trung - Ấn. Đáp lại điều này, phía Ấn Độ cũng điều máy bay chiến đấu tuần tra suốt ngày đêm. 

 

 

Đầu tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đến Tokyo, Nhật Bản để tham dự cuộc họp ‘Đối thoại Tứ giác An ninh (Quad)’ với Ngoại trưởng của các nước Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Ông Pompeo kêu gọi các bên tham gia đoàn kết chống lại sự đàn áp của ĐCSTQ. "Trong cuộc đối đầu này, họ hoàn toàn cần Hoa Kỳ làm đồng minh và đối tác của họ."

 

 

Ông Pompeo cũng lên án phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch viêm phổi Vũ hán và những rủi ro an ninh do cơ sở hạ tầng viễn thông của nước này gây ra.

 

 

Ông Pompeo nói, ĐCSTQ đã đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ nghiêm túc đối đãi với sự đe dọa của Tập Cận Bình và ĐCSTQ, "Chúng tôi sẽ không tiếp tục cho phép họ di chuyển đến các nơi mà không phải trả giá nào, hoặc áp đặt tầm nhìn tương lai của họ lên phương Tây."

 

 

Chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ trích nặng nề ĐCSTQ trên rất nhiều nhiều phương diện, từ chính sách thương mại đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Ấn Độ cũng ngày càng cảnh giác trước sự bành trướng kinh tế và quân sự của ĐCSTQ ở Nam Á.

 

 

Gần đây, khi đại sứ Ấn Độ Taranjit Singh Sandhu tại Hoa Kỳ được hỏi về những căng thẳng với ĐCSTQ tại Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), ông nhấn mạnh rằng các cường quốc châu Á có mối liên hệ lịch sử với nhau, đồng thời ông cũng hoan nghênh các chuyến trao đổi học thuật.

 

 

Ông Sandhu nói rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đang nhanh chóng ấm lên, hơn nữa triển vọng cho mối quan hệ này sẽ còn rộng hơn nhiều và không đơn thuần chỉ là trên các vấn đề về Trung Quốc. Đồng thời, ông Sandhu cũng hy vọng Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper đến thăm Ấn Độ, hai nước có thể thảo luận về việc thúc đẩy phòng vệ, Ông Sandhu nói “Hợp tác phòng vệ của chúng ta vẫn còn không gian rất lớn để phát triển".

(Theo ntdvn.com)